Thứ Tư, 22 tháng 10, 2008

NHẬN DẠNG CÁC KỸ NĂNG ĐỘNG CƠ


CÁC KỸ NĂNG ĐỘNG CƠ

“Chọn làm những gì bạn yêu thích”. Tôi đã nghe câu nói này rất nhiều lần khi tôi đặt câu hỏi : “Bạn sẽ khuyên các bạn học sinh những gì tronh việc chọn lựa nghề nghiệp?”. Và câu trả lời là đề tài của chương này: Xác định các kỹ năng mà bạn đặc biệt thích dùng đến – các kỹ năng động cơ của bạn.
Lấy ví dụ, Abelardo Dextré, học sinh trường thiết kế, anh thật sự yêu côngviệc thiết kế. Kỹ năng “động cơ” này đã giúp anh định hướng nghề nghiệp và anh đang theo học để trở thành một kiến trúc sư.
Trong quyển sách này, bạn gặp nhiều người sử dụng các kỹ năng động cơ của mình trong công việc.
Tuy nhiên, không phải mọi người đều có may mắn sử dụng các kỹ năng mà mình yêu thích nhất trong công việc. Có bao nhiêu người có thể kiếm sống được từ việc ca hát? Nhưng họ có thể sử dụng kỹ năng này như là một thú tiêu khiển hay trong các hoạt động tình nguyện. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải biết được các kỹ năng động cơ của mình là gì. Với cách đó, bạn sẽ biết được bạn sẽ hướng dẫn cái gì. Vì vậy, hãy bắt đầu nhận dạng các kỹ năng này.

NHẬN DẠNG CÁC KỸ NĂNG ĐỘNG CƠ

Để bắt đầu, chúng ta hãy gặp Summer Ibrahim. Cô đã khám phá được các kỹ năng động cơ của mình và thật sự hài lòng với kết quả tìm được. Tham khảo thêm “khám phá các kỹ năng” ở phần sau.
Summer dựa trên những thành công của mình trong quá khứ để nhận biết các kỹ năng động cơ của mình. Ví dụ như, cô đã cùng với nhóm bạn của mình biểu diễn ca hát rất thành công trong một viện dưỡng lão.
Khi phân tích thành công này, cô đã nhận ra được các kỹ năng mà cô dùng đến như :
- Biểu diễn trước khán giả.
- Ca hát hay chơi một nhạc cụ.
- Trả lời rất nồng nhiệt.
- Hiểu được cảm xúc của người khác.
- Làm việc theo nhóm.
- Giúp đỡ người bệnh tật.
- Nói chuyện thân mật với mọi người.
Summer rất thích thú sử dụng các kỹ năng này. Đây là các kỹ năng động cơ của cô. Và với những hiểu biết này, cô sẽ dể dàng định hướng nghề nghiệp cho mình, chẳng hạn như : giáo viên âm nhạc, ca sĩ, y tá, nhân viên tư vấn học đường hay công tác xã hội …

NHỮNG THÀNH CÔNG CỦA BẠN

Để nhận dạng được các kỹ năng động cơ của mình, bạn phải qua 6 bước. Tiến trình này sẽ kéo dài khoảng một giờ và cần ở bạn sự kiên trì và cố gắng.
Nhưng kết quả đạt được cuối cùng sẽ làm bạn hài lòng, bạn sẽ biết được mặt mạnh của công việc mình làm.
Nếu có thể bạn hãy cùng làm chung với bạn bè cũa mình.
Bước 1 : Liệt kê những gì bạn đạt được, những thành công của bạn. Suy nghĩ về những điều đó. Nghĩ về những năm trước và viết lại khoảng 15 – 20 thành tích của bạn. Không quan tâm đến việc người khác nghĩ các điều đó có quan trọng hay không. Điều quan trọng là cách bạn cảm nhận như thế nào. Các thành tựu này có thể liên quan đến trường học, công việc, sở thích, gia đình, câu lạc bộ, thể thao, các trò chơi hay bất cứ điều gì bạn nghĩ.
Bước 2 : Miêu tả lại từng thành tích của bạn. Với mỗi thành tích, hãy nhớ lại những gì đã xảy ra và viết lại những cảm nhận của bạn về thành tích đó.
Nathan chỉ viết : “Giúp mọi người xây một căn nhà tình nghĩa”. Tôi yêu cầu anh viết chi tiết hơn “Tôi đã đi đến một nơi mọi người đang xây nhà. Có rất nhiều cây cối trong sân và tôi đã giúp mọi người chặt cây, dọn dẹp sạch sẽ”.
Bước 3 : Xem lại những thành tích mà bạn đã nêu ra và đánh dấu vào 7 thành tích mà bạn cảm thấy quan trọng nhất đối với bạn.
Bước 4: Sắp xếp thứ tự 7 thành tích này. Đánh số từ 1 đến 7. Thành tích sếp hạng 1 phải là cái quan trọng nhất và cứ thế tiếp tục.
Bước 5 : Bước này có hai phần : (a) bạn miêu tả chi tiết những gì bạn đã làm ở mỗi thành tích và (b) nhận dạng các kỹ năng bạn đã dùng đến để hoàn tất mỗi thành tíchbằng cách áp dụng phần “khám phá các kỹ năng”.
Để bắt đầu, bạn hãy lấy một mảnh giấy và ghi tên mỗi thành tích của mình. Sau đó, miêu tả lại những gì bạn đã làm ở mỗi thành tích. Có các hoạt động gì? Bạn có chơi một nhạc cụ nào không? Hay sử dụng bất cứ dụng cụ riêng biệt nào? Viết? Đọc? Dùng đến toán học?
Không nêu lý do khi làm những hành động này. Chỉ viết lại những gì bạn đã làm.
Nên nhớ phải miêu tả cụ thể để có thể nhận dạng ra các kỹ năng bạn đã dùng đến.
Bây giờ, bạn hãy lấy mảnh giấy mô tả thành tích và nhận dạng các kỹ năng bạn đã dùng đến dựa theo phần “ Khám phá các kỹ năng”. Dựa theo phần này và đánh dấu các kỹ năng bạn đã dùng đến.
Hãy dành thời gian để làm việc này. Chúng quan trọng đối với bạn.

KHÁM PHÁ CÁC KỸ NĂNG

Viết lại các thành tích của bạn và sau đó kiểm tra ở mỗi thành tích bạn đã dùng đến các kỹ năng nào.

CÁC KỸ NĂNG THỰC TẾ

- Huấn luyện thú vật.
- Nuôi thú và trồng cây.
- Giúp đỡ mọi người.
- Dùng đến toán học ở trình độ cao.
- Giải quyết các vấn đề máy móc.
- Bảo vệ người và tài sản.
- Giữ gìn máy móc hay thiết bị.
- Định hướng.
- Khởi động máy móc theo chỉ dẫn.
- Đo đạt và cắt chính xác.
- Sửa chữa lặt vặt.
- Lắp ráp các bộ phận chính xác.
-
CÁC KỸ NĂNG ĐIỀU TRA

- Ứng dụng kiến thức khoa học.
- Lên chương trình máy vi tính.
Nghiên cứu.
Đo đạt chính xác.
Quan sát mọi người, dữ liệu hay mọi vật.
Dùng biểu tượng, con số hay công thức.
Dùng ngôn ngữ khoa học hay kỹ thuật.
Theo các hướng dẫn kỹ thuật.
Kiểm định giả thiết hay ý kiến.
Kết hợp các ý kiến theo một cách mới.
Đọc hay viết các báo cáo khoa học.
Thu thập dữ liệu khoa học.
So sánh dữ liệu.
Phân tích các vấn đề.
Phân loại các đề tài.

CÁC KỸ NĂNG NGHỆ THUẬT

Sử dụng chính xác ngôn ngữ và ngữ pháp.
Biên tập.
Chụp ảnh.
Ứng dụng màu sắc, không gian và hình dạng.
Sơn, điêu khắc hay thiết kế.
Tạo hình.
Sử dụng tối đa vốn từ vựng.
Sáng tác các câu chuyện, vở kịch hay thơ.
Sử dụng các dụng cụ như bàn cọ, viết.
Tạo ra các tác phẩm nghệ thuật.
Trình diễn trước đám đông.
Khám phá, sáng tạo các ý tưởng mới.
Trình bày suy nghĩ và cảm xúc.
Dạy âm nhạc, đóng kịch hay khiêu vũ.
Ca hát hay chơi một nhạc cụ.
Sáng tác âm nhạc.
Trình diễn.

CÁC KỸ NĂNG XÃ HỘI

Khuyên bảo người khác.
Lắng nghe chăm chú và chính xác.
Trả lời lịch sự và ân cần.
Phỏng vấn người khác.
Thấu hiểu cảm xúc của người khác.
Dạy hay chỉ dẫn.
Làm việc theo nhóm.
Phục vụ tận tình.
Giúp đỡ người bệnh tật.
Giúp đỡ người già, trẻ em hay người tàn tật.
Thương thuyết với mọi người.
Hướng dẫn một trò chơi hay môn thể thao.

CÁC KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP

Bán các sản phẩm hay dịch vụ.
Kết hợp các sự kiện.
Tạo nguồn vốn.
Tổ chức hội hợp.
Nói chuyện với một nhóm nhỏ hay nhóm lớn.
Nhìn thấy vấn đề và giải quyết.
Tính toán giá mua hàng.
Giúp khách hàng quyết định.
Nói hay viết rõ ràng.
Lập kế hoạch để đạt được mục tiêu.
Khuyến khích mọi người.
Quyết định đúng đắn, hợp lý.
Thương thuyết để đạt kết quả tốt nhất.
Làm trung gian giữa các cá nhân hay các nhóm.
Thuyết phục mọi người hay khích lệ một ý kiến.
Hiểu và nói được một ngoại ngữ.
CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN
Quyết định dựa trên các nguyên tắc.
Tính toán chính xác.
Sao chép các số liệu chính xác.
Theo đúng các bước chỉ dẫn.
Biết cách sử dụng các máy văn phòng.
Theo đúng các chỉ dẫn chi tiết.
Biết phân loại giấy tờ.
Phát hiện sai lầm ở các thông tin được ghi nhận.
Lưu trữ thông tin.
Thu và quản lý tiền.
Ghi nhớ thông tin chi tiết.
Đọc lại.
Quan hệ tốt với mọi người.
Thực hiện các công việc hằng nhày.
Bước 6 : Đọc qua tất cả các kỹ năng bạn đã chọn và tự hỏi “Có phải kỹ năng này mình thích sử dụng đến?”. “Kỹ năng này mình đã dùng đến nhiều hơn một lần phải không?”. Nếu bạn trả lời “Có” hãy đánh dấu bằng mực đỏ. Những kỹ năng đặc biệt lưu ý này là các kỹ năng động cơ của bạn.
Khi bạn đã kiểm tra hết các kỹ năng, bạn sẽ nhận biết được các kỹ năng động cơ của mình là gì?
Hầu hết các kỹ năng của bạn thuộc nhóm “Các kỹ năng thực tế” hay “Các kỹ năng nghệ thuật?”. Và bạn có thể dựa vào các thông tin này để xác định nghề nghiệp phù hợp với mình.
Bài tập này phần nào giúp bạn định hướng nghề nghiệp cho chính mình.
Chú ý :
Bài tập này cũng có vài hạn chế :
- Có không ít các kỹ năng mọi người thích dùngđến nhưng lại không có thời gian hay cơ hội để học.
Ví dụ như một người sống ở thành phố thì dường như không có cơ hội để học các kỹ năng lái máy cày. Một người sống trong một gia đình giàu co thì sẽ có nhiều cơ hội học tập các kỹ năng hơn một người sống trong gia đình nghèo khổ. Hay nói cách khác, có thể có các kỹ năng trong phần “khám phá các kỹ năng” bạn thật sự thích dùng đến một khi bạn học được các kỹ năng này. Hãy đọc kỹ lại danh sách các kỹ năng và khoanh tròn các kỹ năng mà bạn nghĩ rằng bạn thích đọc.
- Đôi khi yếu tố xã hội cũng gây trở ngại cho bạn trong việc học các kỹ năng mà bạn yêu thích. Ví dụ như con gái thường ít khi được khuyến khích học các kỹ năng về khoa học hay toán học và con trai thường cũng không được khuyến khích theo các kỹ năng về nghệ thuật hay chăm sóc người khác. Chính vì vậy, nếu bạn thật sự thích học các kỹ năng nào thì phải cố gắng thực hiện cho được.
- Mọi người thường không nhận ra được mình có kỹ năng nào. Vì vậy nếu có thể, hay cùng với bạn bè hay giáo viên, ba mẹ giúp nhận ra các kỹ năng mình đã dùng đến.

NHỮNG ĐIỀU BẠN CÓ THỂ LÀM

1.Hãy cố gắng làm bài tập sau với một nhóm gồm 4 hay 5 người. Mục đích của bài tập này là giúp mỗi người phát hiện ra các kỹ năng động cơ của mình.
a. Mỗi người chọn ra một thành tích của mình.
Hãy viết tên của thành tích lên một mảnh giấy lớn. Kế đó ghi lại những gì mình đã làm. Ví dụ như, khi tôi 10 tuổi, tôi đã mua một chiếc xe đạp cũ và đã láp ráp lại. Ghi lại hành động “Lắp ráp xe đạp” và dưới tựa đề này, nêu ra : a) sửa yên, b) sơn lại xe, c) thay ruột xe, và d) thử xe.
b. Kế đến một người tình nguyện đứng dậy mô tả thành tích của mình và các kỹ năng mình đã dùng đến.
c. Công việc của cả nhóm là nhận ra các kỹ năng mà bạn mình không đề cập đến. Bạn nên để phần “khám phá các kỹ năng” trước mặt mình để có thể khám phá ra các kỹ năng mới.
2. Hãy hỏi thăm bạn bè hay một người thân của mình về các kỹ năng động cơ của họ. Và yêu cầu họ kể lại các thành tích mà họ có dùng đến các kỹ năng này.
Theo "Những kỹ năng nghề nghiệp bước vào thế kỷ 21" của Lawrence K. Jones, NXB TPHCM, 2000.

KỸ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ




KỸ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ

Chương nay sẽ giải thích những yếu tố tác động đến việc tự đánh giá bản thânvà sẽ chỉ cho bạn những bước cơ bản để có cách tự đánh giá đúng nghĩa. Bạn nên đọc kỹ phần này và tốt hơn hết là nên thảo luận với một người nào đó.
Bạn chắc hẳn biết rằng nếu bạn đánh giá thấp về chính mình sẽ có ảnh hưởng đến công việc mà bạn chọn? Những người tự đánh giá thấp về khả năng của mình sẽ có xu hướng chọn những nghề phù hợp với khả năng của mình. Ví dụ như một người đánh giá thấp về khả năngcảu mình có thể chọn nghề trợ lý y tá mặc dù họ có khả năng hoặc ước vọng trở thành một y tá hay bác sĩ.
Đánh giá thấp khả năng cùa mình có thể ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện công việc. Bạn chắc chắn đã nhận thấy rõ điều này khi đi học hoặc ở chính bản thân mình. Khi con người cảm thấy thấp kém, họ sẽ giảm bớt động lực làm việc. Họ sẽ khó tập trung vào công việc và vì vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả công việc. Thái độ này có thể ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ với những người xung quanh. Đôi khi có thể dẫn đến những hành động tiêu cực như uống rượu hay ma tuý.
Chính niềm tin của bạn sẽ điều khiển cách bạn cảm nhận hay thái độ của bạn. “Không có điều gì tốt hay xấu cả mà tất cả đều tuỳ thuộc vào cách suy nghĩ của bạn”. Mọi người nên ghi nhớ câu nói này. Để minh họa điều này, hãy lấy ví dụ về những khó khăn trong việc dạy học. Pat, một giáo viên bộ môn xã hội, đã đi dạy được hai năm. Cô luôn tìm cách làm cho bài học thật sinh động đối với học sinh. Hôm nay, cô cố thử một cách dạy khác biệt, một cách học mới mà cô cho rằng sẽ giúp học sinh hứng thú hơn khi học về thể chế của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Nhưng thực tế học sinh bối rối và lẫn lộn nhiều vấn đề. Pat thất vọng nhưng không tự trách mình. Thay vì nghĩ “Tại sao tôi không thể thực hiện tốt được? Tại sao tôi không hiểu được cách này sẽ không hay?” Pat nghĩ “À, tôi thất vọng nhưng tôi sẽ học từ điều này và cố gắng ở lần sau”.
Bạn có thể nhận thấy rằng chính niềm tin của Pat đã tác động đến cách cô cảm nhận. Hãy xem xét kỹ những gì xảy ra với Pat bằng cách dùng tiến trình A –B –C.


Từ ví dụ này, bạn có thể nhận thấy được niềm tin của chúng ta sẽ có ảnh hưởng đến thái độ của chúng ta và cách chúng ta hành động.
Dưới dây là 5 ví dụ về những niềm tin có thể làm chúng ta đánh giá thấp về khả năng của mình.
1. Tôi là một người xấu, không đáng yêu nếu tôi bị người khác từ chối.
2. Tôi là người dở khi tôi hành động yếu ớt hay ngu xuẩn.
3. Tôi phải được những người mà đối với tôi là quan trọng chấp nhận.
4. Tôi không chịu được những điều xấu hay những người khó khăn.
5. Những việc tôi làm đều phải tốt đẹp, nếu không sẽ thật khủng khiếp.
Bạn cần phải học và thực tập những kỹ năng sau :
1. Hiểu được niềm tin sẽ có ảnh hưởng đến cách cảm nhận và hành động như thế nào.
2. Lắng nghe những gì bạn nói với chính bạn để nhận ra được bất cứ niềm tin nào không tốt cho bạn.
3. Hiểu được cách biến đổi những niềm tin tiêu cực có thể xảy ra.
Hãy xem xét hai ví dụ thực tế khác ở nơi làm việc.
Một nhân viên văn phòng luôn giữ thái độ tích cực khi học một chương trình vi tính mới để ứng dụng trong công việc. Khi phạm lỗi lầm trong lúc học chương trình này, người nhân viên không thất vọng và bực tức nghĩ “Tôi có thể quá ngu xuẩn đến thế ư. Tôi sẽ không bao giờ học được đều này. Họ sẽ sa thải tôi”. Thay vì như vậy, người nhân viên nghĩ “Đây là một thách thức với mình. Tôi có thể từ từ học được những kỹ năng mới này. Phạm sai lầm trong học là điều rất tự nhiên”.
Chúng ta hãy trao đổi cùng Jenny Joyner, giám đốc nhân sự của một ngân hàng. Jenny Joyner luôn giữ một thái độ tích cực mặc dù trong công việc cô cũng gặp nhiều thất vọng.
TG : Bạn có cho rằng khả năng tự đánh giá mình là quan trọng không?
Jenny : Trong công việc bạn phải làm việc với nhiều người – công chúng, người quản lý hay đồng nghiệp trong văn phòng. Nếu bạn không giữ một thái độ tích cực về chính mình hay về cuộc sống, bạn sẽ không theo đuổi được mục tiêucông việc của mình. Nếu bạn tự tin thì những người khác cũng tin tưởng vào bạn.
Điều này cũng không có nghĩa là đôi khi bạn không cảm thấy những quyết định của mình còn thấp kém quá. Nhưng trong những trường hợp đó, bạn phải biết cách nói “Được rồi, tất cả đều ở phía sau, chúng ta hãy tiếp tục”.
TG : Bạn có cách nào để luôn giữ cho mình không tụt lùi?
Jenny : Hãy nói chuyện với chính mình. Bạn phải luôn nhớ về những điều tốt mình đã làm hay những công việc mà bạn đã hoàn thành tốt đẹp. hãy luôn tích cực và thực tế trong cách nghĩ.
Với James Benton, như đã đề cập trước đây anh đã làm việc ở Holiday Inn International và không nhìn thấy được từ thuở nhỏ. Nah phải đương đầu với bao nhiêu khó khăn, thất vọng. Anh nói : “Chúng ta thường chỉ nhìn vào những điều nhỏ nhặt làm chúng ta bực bội để than phiền. Còn biết bao nhiêu điều tốt khác cần chúng ta phải tập trung vào”. James có cái nhìn rất lạc quan và thực tế cuộc sống. Anh luôn rất tự tin. Anh chấp nhận thực tế và tự hào về mình. Mặc dù anh gặp nhiều thất vọng trong cuộc sống nhưng anh không để những thất vọng làm anh chùn bước. Anh luôn tự tin và niềm tin chính là chiếc chìa khoá.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG GIÚP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Hãy làm cho một người nào đó cảm thấy vui về chính họ ngày hôm nay và bạn cũng sẽ cảm thấy vui vẻ hơn. Hãy cười vui về điều đó!
2. Hãy cố gắng lắng nghe trong vài ngày những gì mọi người nói về chính mình. Sauk hi thu thập được những lời đánh giá, hãy phân tích xem có bao nhiêu người nói về những điều tiêu cực và tích cực. Và cuối cùng hãy viết về những phản ứng của bạn đối với những người này.
3. Hãy cùng với các bạn trong lớp suy nghĩ và thảo luận về những câu nói giúp khuyến khích, động viên bạn. Có thể viết vào những mẫu giấyvà dán quanh tường hay tặng cho bạn mình đúng vào lúc họ cần sự động viên.
Các hoạt động sử dụng “tiến trình A – B – C”
1. Tiến trình A – B – C có thể giúp bạn biết được niềm tin (B) của mình về các sự kiện (A) có ảnh hưởng như thế nào đến thái độ và hành động của bạn (C). Hãy lấy một tờ giấy và chia ra 3 cột : (A) : Các sự việc xảy đến với bạn; (B) : Niềm tin của bạn về những gì đã xảy ra; (C) : Thái độ và hành động của bạn (ví dụ như khóc hay bỏ chạy).
Bạn hãy điền đầy đủ vào các cột này một khi bạn gặp phải những cảm xúc mạnh mẽ. Nhờ vậy, bạn sẽ biết niềm tin của bạn có ảnh hưởng đến thái độ và hành động của bạn như thế nào.
2. Luyện tập thể dục đều đặn sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn nếu bạn thường gặp phải những cảm xúc mạnh như stress, bực tức hay hồi hộp.
3. Nếu bạn thường xuyên gặp phải những cảm giác mặc cảm, tự đánh giá thấp về mình, hãy nói chuyện với ba mẹ của bạn để được giúp đỡ. Làm việc chăm chỉ có thể giúp bạnvượt qua được những cảm giác bi quan.
Theo "Những kỹ năng nghề nghiệp bước vào thế kỷ 21" của Lawrence K. Jones, NXB TPHCM, 2000.

KỸ NĂNG HỢP TÁC


KỸ NĂNG HỢP TÁC

Trong tương lai, bạn có thể sẽ làm việc như là một thành viên của một nhóm, đội. Vì thế, bạn cần các kỹ năng sau :
1. Hợp tác với những người khác, đóng góp cho tập thể những ý tưởng và nổ lực.
2. Thực hiện phần nhiệm vụ của bạn để hoàn tất một chương trình.
3. Khích lệ các đồng đội bằng cách lắng nghe họ, hỗ trợ và chia sẻ “ một cách hợp lý” kinh nghiệm về sự thành công của bạn.
4. Giải quyết sự khác biệt vì lợi ích tập thể.
5. Thách thức một cách có trách nhiệm những thủ tục, chính sách đang tồn tại.
Ozella Bland là một giáo viên mẫu giáo. Theo cô, kỹ năng hợp tác rất quan trọng trong công việc của cô. “Bạn phải có khả năng hợp tác với giáo viên đồng sự trong cùng một lớp học mà không sử dụng nhiều từ. Để làm được điều này, bạn phải biết là bạn đang làm việc với ai. Bọn trẻ học bằng cách quan sát. Các em thấy mọi thứ chúng ta làm”.
Vì vậy, các em cũng hợp tác tốt với nhau nếu như các bạn hợp tác tốt.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG GIÚP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỢP TÁC

1. Cùng với hai hay ba người bạn xây dựng một “chương trình dạy học”. Các bạn có thể dạy chơi cờ, dạy vi tính, dạy các môn thể thao. Trước khi bắt đầu, mở một cuộc điều tra để xem ai có thể làm huấn luyện viên, ai muốn theo học. Thành lập các “trung tâm huấn luyện” với các đợt khác nhau.
2. Tình nguyện làm bạn thân cảu một đứa trẻ, một đứa trẻ bị tàn tật hay một sinh viên mới đến học tại lớp của bạn … cùng với những người bạn này tìm hiểu những gì mà họ cần, những gì mà họ muốn làm. Lên kế hoạch thực hiện những việc này theo thứ tự ưu tiên.
3. Nếu có cơ hội cùng với một người bạn ( hoặc vài người ) thuyết trình một đề tài trước lớp học. Bạn và những người cộng tác phải hiểu rõ các yêu cầu của buổi thuyết trình (đề tài, giới hạn thời gian …), viết ra tất cả các ý tưởng, phát triển các ý tưởng loại bỏ những gì không cần thiết ( những hình ảnh minh hoạ, biểu đồ …), phân chia khối lượng công việc, chuẩn bị nội dung bài nói, luyện tập bài nói.
4. Cùng với các anh chị em hoặc những người bạn lên kế hoạch cho một chuyến đi picnic của gia đình. Điều này có nghĩa là bạn phải chuẩn bị những hoạt động trong chuyến đi, địa điểm để thực hiện các hoạt động này và thực phẩm. Trước hết phải trao đổi với những người tham gia để lên kế hoạch về thời gian, địa điềm, trò chơi, thức ăn và tất cả các hoạt động khác. Lập ngân sách. Quyết định ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc gì và khi nào phải hoàn tất. Kiểm tra xem mọi việc có được hoàn tất không.
5. Thay vì chờ cha mẹ sắp xếp các công việc trong nhà. Hãy tự làm lấy. Lập một thời gian biểu để có thể làm mọi việc. Đổi thời gian biểu để các thành viên khác ( chẳng hạn em của bạn ) cùng chia sẻ đồng đều các công việc này.
6. Tham gia các hoạt động cộng đồng : dạy trẻ, tuyên truyền bảo vệ môi trường, “trợ lý” cho một chương trình mùa hè nào đó …
7. Cùng với vài người bạn, tồ chức một việc kinh doanh nhỏ. Một số ý tưởng gợi ý là : Giữ trẻ, giao báo, rửa xe. Bạn cần phải có kế hoạch về : quảng cáo, ngân sách, thời gian biểu, nhân sự, tiền lương.
8. Tham gia các hoạt động tập thể ở nhà trường. Có rất nhiều hoạt động như thế ở trường : báo tường, câu lạc bộ, thể thao …
(Theo "Những kỹ năng nghề nghiệp bước vào thế kỷ 21" của Lawrence K. Jones, NXB TP.HCM 2000)

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2008

Kỹ năng giao tiếp xã hội


KỸ NĂNG SỐNG TRONG CỘNG ĐỒNG

Trong công việc của bạn, hằng ngày bạn sẽ giao tiếp với nhiều người, với đồng nghiệp ở nơi làm việc, với nhiều người khác ở những cuộc gặp gỡ … Sẽ có những mâu thuẫn giữa các đồng nghiệp, mâu thuẩn giữa các phòng ban. Nhiều người mà bạn cùng làm việc sẽ rất khác bạn về dáng vẻ bên ngoài, về nền tảng văn hoá. Bạn cần phải có những kỹ năng sống trong cộng đồng sau : Kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng điều đình, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc cùng tập thể, kỹ năng sống trong môi trường đa dạng về văn hoá.

KỸ NĂNG GIAO TIẾP XÃ HỘI

Dù là nói chuyện với một khách hàng, đồng nghiệp hay cấp trên, bạn phải “thông suốt” các kỹ năng sau :
1. Thể hiện sự hiểu biết, thân ái và kính trọng những cảm xúc của người khác.
2. Tự khẳng định, khi cần thiết. Điều này có nghĩa là “ bảo vệ chính bạn và những ý tưởng của bạn một cách tích cực và chắc chắn.
3. Quan tâm đến những gì người khác nói và làm và tại sao họ lại nghĩ và hành động như thế.
4. Lope Max Diaz là một giáo viên có tài. Anh yêu công việc giảng dạy. Nghề dạy đỏi hõi bạn phải có kỹ năng giao tiếpxã hội rất tốt. Là một giảng viên về thiết kế, Lope phải biết cách thách thức các sinh viên của anh biểu hiện chính họ và biết cách phê bình. Anh phải “nhạy cảm” với những nhu cầu và biết khuyến khích họ đúng lúc.

Người thiết kế kiểu tóc

Nghề này đòi hỏi sự hiểu biết, thân ái, cảm thông và lịch sự đối với khách hàng.
Người thiết kế - Thợ cắt tóc phải lắng nghe khách hàng, trả lời một cách thân thiện, đề nghị những ý tưởng về kiểu tóc, cách làm đẹp.
Thường thì khách hàng “phải đúng”, nhưng nếu ý tưởng của họ “phi thực tế”, người thợ phải biết cách thuyết phục họ thay đổi.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG GIÚP PHÁT TRIỂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP XÃ HỘI

1. Thường khi bạn bè chúng ta có chuện gì khó khăn, họ muốn tâm sự để chúng ta hiểu được những gì họ đang trải qua. Khi họ đạt một thành quả nào đó, họ cũng muốn chia sẽ niềm vui với chúng ta. Cố gắng tìm một tấm thiệp để tặng một người bạn đang gặp khó khăn, hãy tìm những lởi lẽ thích hợp để ghi vào thiệp. Có rất nhiều thiệp được bày bán nhưng thật khó tìm một tấm thiệp thích hợp cho những người bạn đang có chuyện buồn. Cách tốt nhất là tự thiết kế một tấm thiệp. Thể hiện sự quan tâm của bạn đối với bạn bè là điều rất quan trọng.
2. Tổ chức một buổi tiệc mừng cho một người bạn. Đây là một công việc khó nhưng nếu nỗ lực, bạn sẽ thành công. Nhưng tổ chức tiệc mừng cho người mà bạn không quen biết còn khó khăn hơn nhiều. Hãy tổ chức một tiệc mừng cho những trẻ em tàn tật ở một trường học, hay những người già neo đơn ở Viện Dưỡng Lão. Bạn hãy nhìn sự việc này từ gốc độ của họ, lợi ích và niềm vui của họ chứ không phải của bạn.
3. E-mail là một phương tiện hữu hiệu giúp bạn liên lạc với những người bạn ở xa, ở ngoại quốc.
Thường những người bạn ở xa có thể trở thành bạn tốt nếu bạn giữ mối quan hệ thường xuyên.
4. Thường những người trẻ tuổi có một ý tưởng về nghề nghiệp mà họ sẽ theo đuổi nhưng lại không biết rõ về nghề đó và không biết phải chuẩn bị những gì để đạt đến mục tiêu. Thảo luận với những người bạn về nghề nghiệp mà các bạn muốn theo đuổi. Sắp xếp cuộc hẹn với những người quen biết đang làm việc trong các lĩnh vực này, phỏng vấn họ. Hỏi xem tại sao họ lại chọn các nghề này, những người trẻ tuổi cần phải làm gì để chuẩn bị cho những nghề này.
5. Sinh viên, học sinh thường thấy chán trong dịp nghỉ hè. Nhưng rất nhiều hoạt động phục vụ cộng đồng đang cần các bạn. Hãy tham gia trong khả năng cho phép. Chẳng hạn, bạn có thể tự thiết kế một áp phích quảng cáocho một hoạt động xã hội nào đó.
6. Những người già, người thị lực kém thường cần có một danh bạ điện thoại với những chữ và số được in thật to. Thiết kế một kiểu danh bạ như thế và cung cấp cho những tổ chức công cộng để họ có thể giúp những người có nhu cầu.
7. Tham dự, lắng nghe hay đọc những bài thuyết trình có động cơ. Bạn có thể gặp những bài thuyết trình như thế trên tivi hay trong văn chương. Xác định vì sao mà người thuyết trình đã nói theo cách đó. Chọn một chủ đề mà bạn rất quan tâm, rất thấu hiểu, xây dựng một bài thuyết trình để người khác có thể thấy được quan điểm của bạn. Sử dụng một tự điển lớn để tìm những từ có sức thuyết phục cao.
8. “Quan sát con người” có thể là một việc làm thú vị vào thời gian rảnh. Nếu có điều kiện bạn có thể quay video quang cảnh một đường phố đông đúc, cảnh một khu mua sắm nhộn nhịp. Khi xem các phim, đoán nghề nghiệp, sở thích và mối quan tâm của những người mà bạn thấy. So sánh ý tưởng của bạn với ý tưởng của một người bạn. Chứng minh tại sao bạn lại suy nghĩ như thếvề những người đó. Chú ý là bạn phải quay phim làm sao để mọi người không biết là bạn đang quay họ.
9. Tác giả Berky Watson là giảng viên ngành sư phạm của đại học bang North Carolina. Berky cũng điều hành một công ty riêng trong hơn 10 năm qua. Theo cô, “kỹ năng giao tiếp xã hội” là rất quan trọng. Mọi người trong ngành kinh doanh phải hiểu được “cái nhìn của khách hàng”, phải có khả năng “bán được” những tư tưởng của họ, phỉa “mạnh mẻ nhưng cảm thông”.
(trích quyển "Những kỹ năng nghề nghiệp bước vào thế kỷ 21" cùa Lawrence K. Jones, NXB TP.HCM, 2000)

Kỹ năng ra quyết định


KỸ NĂNG “RA QUYẾT ĐỊNH”

Mỗi ngày ở nơi làm việc, bạn phải có nhiều quyết định – có những quyết định ảnh hưởng đến tổ chức mà bạn làm việc; có những quyết định ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Vì vậy, bạn cần phải có những quyết định hiệu quả.
Để thực hiện một quyết định, bạn cần phải :
1. Xác định mục tiêu mong muốn từ việc thực hiện quyết định này.
2. Vạch ra những “con đường” để đạt đến mục tiêu.
3. Tập hợp thông tin về những “con đường” đó.
4. Cân nhắc những thuận lợi và khó khăn của mỗi “con đường”.
5. Có sự chọn lựa tốt nhất.
6. Lên kế hoạch để tiến hành theo cách mà bạn đã chọn lựa.
Bạn sẽ làm gì nếu có bất lợi xảy ra?

NGƯỜI QUẢN LÝ KHÁCH SẠN

Người quản lý khách sạn chọn một nhà cung cấp cho khách sạn dựa vào chất lượng và giá trị thực phẩm, thức uống mà họ cung cấp. Người quản lý phải thu thập thông tin, so sánh giá và quyết định chọn nhà cung cấp nào.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐỂ CẢI THIỆN KỸ NĂNG “RA QUYẾT ĐỊNH”

1. Để hiểu rõ hơn về những quyết định mà bạn đã thực hiện, thử ghi nhật ký về những quyết định của bạn trong một ngày - từ quyết định chọn quần áo để mặc đến quyết định giúp một người bạn. Đồng thời, ghi lại những suy nghĩ của bạn về những quyết định này. Vào cuối ngày, hãy tự hỏi : những quyết định của mình đã dẫn đến những kết quả gì ? Tôi đã có sự chọn lựa tốt nhất? Làm thế nào để tôi có những quyết định tốt hơn trong tương lai?
2. Thử đề nghị một chuyến du lịch dã ngoại mà cả bạn và bạn bè bạn đều thích thú.
Tập hợp thông tin về những địa điểm có thể đến.
Liệt kê những điểm có lợi và không có lợi đối với từng địa điểm. Viết ra lời đề nghị của bạn.
3. Nhiều nhân vật trên phim hay kịch truyền hình phải đối đầu với những vấn đề phổ biến trong cuộc sống : ly dị, áp lực công việc, tình yêu, tình bạn. Cách giải quyết vấn đề của họ có thể ảnh hưởng đến bạn. Cùng với vài người bạn xem một chương trình truyền hình nổi tiếng. Thảo luận về những quyết định mà các nhân vật thực hiện vào cuối vở diễn. Quyết định của các bạn có giống với quyết định của nhân vật không ? Quyết định của các nhân vật này có ảnh hưởng đến bạn không ? Ảnh hưởng thế nào?
4. Quyết định của một người ở vị trí lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn. Cố gắng phỏng vấn một người ở vị trí lãnh đạo (trong bất cứ lĩnh vực gì) mà bạn quen biết về quá trình quyết định một vấn đề cũa họ. Hỏi họ về những bước mà họ phỉa thực hiện.
(Theo "Những kỹ năng nghề nghiệp bước vào thế kỷ 21" của Lawrence K. Jones, NXB TP.HCM,2000)

Kỹ năng tư duy


KỸ NĂNG TƯ DUY

Bản chất của công việc đang thay đổi khá nhanh. Trước đây, ở nơi làm việc thường có một ông chủ và mọi người thực hiện mệnh lệnh của ông ta. Ngày nay, những công việc được thữc hiện bởi một tập thể. Công việc của người quản lý là tổ chức một tập thể. Mọi người trong tập thể đó làm việc để tạo nên sản phẩm và dịch vụ tốt nhất với giá thấp nhất. Điều đó có nghĩa là mọi thành viên phải là người giải quyết vấn đề; ra quyết định và sáng tạo ý tưởng.
Dù bạn là người quản lý hay người được quản lý, bạn cần có kỹ năng tư duy - kỹ năng tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề và hình dung hoá. Bạn phải nhận ra và định nghĩa vấn đề, tìm cách giải quyết, nghĩ ra cách hoạt động tốt hơn, nghĩ ra các sản phẩm và dịch vụ mới.
Trong chương này, các bạn sẽ tìm hiểu về các kỹ năng tư duy này; cách mà chúng được sử dụng ở nơi làm việc và cách phát triển chúng.

KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO

Các kỹ năng này rất quan trọng . Mọi người làm việc đều cần hai kỹ năng sau:
1. Sử dụng kỹ năng tưởng tượng một cách tự do; phối hợp các ý tưởng, thông tin trong những cách nói.
2. Kết nối các ý tưởng dường như không liên hệ nhau.
Chúng ta sẽ cùng gặp gỡ nhân vật phải thường xuyên sử dụng kỹ năng sáng tạo trong công việc.
David Klinge là một phó chủ tịch ngân hàng và giám đốc bộ phận bất động sản. Một trong những nhiệm vụ chính của anh là vạch kế hoạch cho vay cho những công ty xây dựng toà nhà làm văn phòng, trung tâm mua sắm…
Tiền có thể cho vay trong nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, một công ty muốn vay để xây sân vận động. Ngân hàng có thể cho vay; khi công trình hoàn tất và thời hạn cho vay hết, nợ ngân hàng sẽ được trả. Nhưng tiền ở đâu ra để công ty trả nợ ngân hàng. Đó là công việc của David; anh phải có cách tư duy sáng tạo sắp xếp những thứ rối rắm này với nhau; để ngân hàng có thể cho vay.
Patricia Judd và Ireland Stantin là hai giáo viên ở trung tâm chăm sóc trẻ Campus. Công việc chăm sóc trẻ đòi hỏi họ phải có kỹ năng tư duy sáng tạo.
Patty : Chúng tôi cố gắng một tuần có một ngày dành cho một ý tưởng mới; nghĩ về một chủ đề có ý nghĩa giáo dục nào đó.
Ireland : Đó là sự chia sẻ, lòng tự trọng và làm việc cùng nhau.
TG : Một đề tài mà các bạn thực hiện gần đây?
Ireland : Chúng tôi làm bánh nhân táo cho bọn trẻ. Bọn trẻ thực sự đã tham gai vào công việc này. Chính các em đã trộn bột, đường và hương liệu.
TG : Bọn trẻ đã học được điều gì từ những hoạt động như thế ?
Patty : Chia sẻ và làm việc cùng nhau.
NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐỂ NÂNG CAO TƯ DUY SÁNG TẠO

1. Giả làm khách hàng để ăn cắp hàng là chuyện đau đầu của nhiều chủ cửa hàng. Lập một kế hoạch để một cửa hàng đối phó với chuyện này. Có thể tham khảo một ý kiến một người chủ cửa hàng để xem kế hoạch của bạn có những ưu khuyết nào.
2. Sáng tạo một trò chơi để nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn.
3. Dành một buổi để đến nơi làm việc với “ người lớn” nếu có thể. Quan sát công việc và những đặc điểm chính của nó? Người làm việc phải đối mặt với những vấn đề gì ? Họ giải quyết chúng ra sao? Họ sử dụng các “kỹ năng” tư duy sáng tạo như thế nào ? Tóm tắt lại chuyến viếng thăm của bạn và giới thiệu với bạn bè.
4. Giữ một nhật ký hàng tuần về những ý tưởng sáng tạo của bạn. Hàng tuần, ghi nhanh bất cứ vấn đề nào mà bạn bắt gặp ở môi trường xung quanh bạn.
5. Cố gắng nghĩ ra một cách giải quyết đơn giản cho vấn đề này cứ sau chin tuần; đọc lại nhật ký và quyết định một hay hai vấn đề mà bạn thích và “ muốn đi sâu tìm hiểu” đâu là điểm mạnh và điểm yếu trong cách giải quyết vấn đề của bạn.
6. Tạo một tư liệu tham khảo gồm những bài viết(sách, báo) về cách giải quyết vấn đề (khoảng 10 bài).
7. “Phát minh” một món ăn mới. Viết một thực đơn bao gồm tất cả thành phần và lượng. Bạn gặp phải vấn đề gì khi làm món ăn mới ? Đâu là cách giải quyết của bạn.
8. Sáng tạo một sản phẩm mới cho những người đồng lứa với bạn. Đó có thể là bất cứ sản phẩm nào : một kiểu quần Jean mới, một hương liệu mới cho nước uống; một loại kẹo mới… Mang sản phẩm mẫu giới thiệu với những người bạn. Tại sao sẽ có người muốn mua sản phẩm của bạn ? Bạn sẽ gặp phải vấn đề gì khi thuyết phục người khác mua sản phẩm của bạn ( giá, sự cạnh tranh)? Bạn có thể sáng tạo một chương trình quảng cáo cho sản phẩm của bạn.
Trong công việc, bạn phải luôn tỉnh táo để đối mặt với những vấn đề có thể xảy ra. Chẳng hạn, bạn đang điều khiển một cái máy sắp hỏng; hành khách đang trong tình trạng thiếu an toàn. Bạn cần phải có những kỹ năng giải quyết vấn đề sau đây :
1. Nhận ra vấn đề; khoảng cách giữa hiện trạng vấn đềvà tình trạng lẽ ra nó phải có.
2. Xác định nguyên nhân cảu vấn đề.
3. Tạo ra và triển khai một biện pháp giải quyết.
4. Theo dõi xem biện pháp giải quyết của bạn hiệu quả đến đâu và sửa chữa nếu cần thiết.
(Theo quyển "Những kỹ năng nghề nghiệp bước vào thế kỷ 21 của Lawrence K. Jones, NXB TP. HCM, 2000)

KỸ NĂNG LẮNG NGHE


KỸ NĂNG LẮNG NGHE

Chỉ có kiến thức về công việc là quan trọng hơn các kỹ năng giao tiếp trong việc dự đoán trước sự thành công của bạn trong công việc. Trong khoảng thời gian mà bạn sử dụng để giao tiếp ở nơi làm việc, nói chiếm 23% thời lượng và nghe chiếm 55%. Sau đây là những kỹ năng nghe mà bạn cần.
1. Lắng nghe cẩn thận những gì người khác nói, chú ý giữ điệu và cử chỉ để hiểu được nội dung và cảm xúc.
2. Trả lời với cách thức thể hiện rằng bạn đã hiểu những gì vừa nghe. Chúng ta sẽ cùng gặp Michell Ward. Bà là một phó chủ tịch ngân hàngvà là giám đốc nhân sự khu vực. Michell phụ trách việc tuyển dụng, thăng tiến, sa thải và trả kương cho nhân viên ngân hàng tại hai bang.
TG : Việc lắng nghe có tầm quan trọng như thế nào trong công việc của chị, MIchell?
Michell : Lắng nghe mọi người là việc quan trọng nhất mà tôi làm trong công việc của mình. Tôi phải lắng nghe chăm chú và cố gắng làm cái gì đó phù hợp với mối quan tâm lớn nhất của người đó. Tôi phải “đi vòng quanh” những thông tin mà họ cung cấpcho tôi và xác định xem họ muốn nói với tôi điều gì. Tôi phải đặt những câu hỏi quan trọng để có những câu trả lời cần thiết.
TG : Chị có sử dụng những “thủ thuật nghe”?
Michell : Tôi sử dụng nhiều “câu hỏi bỏ ngỏ”, chẳng hạn “ Anh có thể nói them về điều đó?”. Có những “thủ thuật” mà tôi thường sử dụng. Chẳng hạn, gật đầu sẽ khuyến khích người khác nói. Tôi đã học cách để không giờ e sợsự im lặng. Tôi cố gắng tạo cho mọi người cảm giác là tôi sẵn sàng nói về bất cứ chuyện gì; không có chuyện gì là “nhảm nhí” nếu họ thực sự muốn nói.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG GIÚP BẠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE

1. Yêu cầu một người bạn chọn cho bạn một đồ vật hay một hoa văn mẫu để vẽ. Bạn không nhìn thấy vật mẫu mà chỉ lắng nghe những hướng dẫn của người đó. So sánh mẫu vẽ của bạn với mẫu gốc. Thực hành vài lần, mỗi lần với một vật mẫu khác.
2. Yêu cầu một người bạn đọc một câu gồm 15 đến 20 từ, đọc to chỉ hai lần. Viết lại câu này theo trí nhớ của bạn và so sánh với câu gốc. Thực hành đến lúc bạn có thể viết được những câu dài hơn một cách chính xác.
3. Chọn một chương trình hài kịch trên tivi và cùng xem với một người bạn. xem xong, tóm tắt kịch bản, đề cập đến các nhân vật chính và vai diễn của họ trong kịch. Yêu cầu người bạn có nhận xét.
4. Yêu cầu một người bạn đọc to một đoạn văn từ một bài báo hay một câu chuyện. Sau đó đặt vài câu hỏi về nội dung cho người bạn này. Thực hành thường xuyên.
5. Lắng nghe một người bạn miêu tả cảm xúc của anh/chịvề một tình huống nào đó. Tóm tắt những cảm xúc đó mà không phán xét.
6. Yêu cầu một người bạn kể lại tất cả những hoạt động của anh/chị ta ngày hôm trước. Lắng nghe cẩn thận và tóm tắt.
7. Yêu cầu một người bạn xem bạn là bác sĩ của anh/chị ta và giải thích những triệu chứng của một căn bệnh tưởng tượng. Lắng nghe và tóm tắt các triệu chứng một cách chính xác.
8. Yêu cầu một người bạn liệt kê 10 đồ vật không có trong nhà. Lắng nghe cẩn thận, sau một phút, lặp lại theo đúng trật tự đã được liệt kê. Hầu hết mọi người đều mắc lỗi khi thực hành bài tập này. Sau đó thực hành bài tập này lần thứ hai. Khi lắng nghe, vẽ nên một bức tranh “ngớ ngẩn” thể hiện sự liên quan giữa đồ vật thứ nhất và đồ vật kế tiếp. Chẳng hạn : 1- muỗng, 1- bàn, 3- điện thoại - tưởng tượng hàng trăm chiếc muỗng đang nhảy múa trên bàn của bạn. Sau đó là cảnh chiếc bàn của bạn đang trả lời điện thoại… Bằng cách này, nhiều ngày sau bạn vẫn còn nhớ đến những danh sách này. Kế đến, cố gắng đưa các từ trừu tượng và danh sách này ( ví dụ : hạnh phúc, đói, sợ hãi).
9. Cùng với một người bạn thảo luận về những đề tài sau : Bộ phim mà bạn thích nhất, chương trình truyền hình, môn thể thao, kỳ nghỉ hè, quyển sách, món ăn, sở thích bạn yêu thích nhất.
10. Cuối một giờ học, tóm tắt những gì đã học bằng miệng và bằng văn viết.
11. Lắng nghe hai sinh viên đang tranh luận về một vấn đề nào đó hay một vấn đề về thế giới. Sau đó tóm tắt những gì hai người nói một cách khách quan.
12. Đã bao nhiêu lần bạn gặp phải tình huống sau : nói với một người mà phát hiện ra rằng họ không hề lắng nghe bạn? Những dấu hiệu thể hiện sự không chú ý này là : không giao tiếp bằng mắt, ngáp, ngắt lời, nhìn vào đồng hồ hay trả lời bằng cách nói về một điều nào khác.

KỸ NĂNG LẮNG NGHE GIÚP XÂY DỰNG TÌNH BẠN

Sau đây là một vài “kỹ thuật lắng nghe” sẽ giúp ích cho bạn.
a- Sử dụng ngôn ngữ thân thể. Đối diện người nói một cách thẳng thắn, hướng về phía trước và có sự giao tiếp thích hợp bằng mắt. Bạn phải làm sao để cơ thể bạn thể hiện là “ Tôi muốn nghe những gì anh nói”.
b- Nhắc lại những ý nghĩ hay cảm xúc mà bạn đang nghe . Điều này chứng tỏ là bạn đang thực sự lắng nghe.
Chẳng hạn bạn có thể trả lời bằng cách nói “ Bạn đã nói là …?” hoặc “ Hình như bạn đang cảm thấy là…?”.
c- Đặt những câu hỏi bỏ ngỏ, những câu hỏi không thể trả lời bằng một, hay hai từ như “có” hay “không”. Một số câu hỏi kiểu như là : “Anh có thể nói thêm về chuyện đó không?”, “Sau đó, anh cảm thấy thế nào?”.
d- Biết cách im lặng. Thỉnh thoảng, chúng ta nên lắng nghe một cách chăm chú và không nói gì cả. điều này giúp người nói tự do diễn đạt mà không có cảm giác bị thúc ép.
Dần dần, khi có kinh nghiệm, bạn sẽ biết khi nào là thích hợpđể sử dụng những kỹ năng này.
(Theo quyển "Những kỹ năng nghề nghiệp bước vào thế kỷ 21" của Lawrence K. Jones, NXB TP. HCM, 2000)

TÌM NGHỀ NGHIỆP PHÙ HỢP VỚI BẠN


TÌM NGHỀ NGHIỆP PHÙ HỢP VỚI BẠN

Một cách giúp bạn quyết định chọn lựa nghề nghiệp là xem xét các “đặc điểm” của bạn – ý thích của bạn, các giá trị và khả năng của bạn để xem nghề nào thì thích hợp. Phương pháp này được hầu hết các trường học và chuyên gia tư vấn ở Mỹ sử dụng; chúng tôi sẽ sử dụng trong chương này.
Theo một nhà tâm lý học, ông John Holland, có sáu loại cá tính sau :
- Thực tế
- Thích điều tra, nghiên cứu
- Nghệ sĩ
- Thích quan hệ xã hội
- Có tinh thần khởi nghiệp
- Tuân theo các quy ước xã hội
Mỗi loại cá tính có sự liên hệ riêng biệt với những ý thích, giá trị và khả năng. Chẳng hạn những người nghệ sĩ thích những hoạt động cho phép họ bày tỏ ý tưởng hay cảm xúc qua múa, kịch, nhạc, viết hay mỹ nghệ. Họ có khả năng sáng tác và họ đề cao nghệ thuật sáng tạo.
Sáu loại cá tính này có thể để sử dụng để phân nhóm nghề nghiệp. Chẳng hạn, có nhiều nghề có thể được xếp vào “nhóm nghệ sĩ” như nhà văn, giáo viên nghệ thuật, nhạc sĩ.
Nếu bạn biết rõ loại cá tính mà bạn “gần giống” nhất, bạn có thể xác định nghề nghiệp phù hợp với bạn.
Điều mà bạn cần làm là tìm ra loại cá tính mà bạn gần giống nhất. Sau đó bạn dể dàng tìm thấy nghề nghiệp cùng nhóm với loại cá tính này.
Bạn giống loại cá tính nào nhất ?
Đầu tiên lấy ra một tờ giấy và trả lời.
Những câu dưới đây miêu tả bạn đến mức độ nào ?
Xếp loại mỗi câu sử dụng thang điển bên dưới.
Viết “số trả lời” lên trang trả lời của bạn.
I----------------I----------------I---------------I---------------I
0 1 2 3 4
Không Hơi đúng Rất đúng
đúng với tôi với tôi với tôi

THỰC TẾ

a- Tôi thích làm những việc mà bạn có thể nhìn ngắm, đụng chạm, giống như đối với động vật, đồ vật, vật dụng hay máy móc.
b- Nói chung, tôi tránh các hoạt động như giảng dạy, giúp đỡ người khác hay cung cấp các thông tin.
c- Tôi có khả năng làm việc với đồ vật, động vật và máy móc.
d- Tôi không có thiếu khả năng trong việc giảng dạy, tư vấn hay chữa trị.
e- Tiền và quyền lực là quan trọng với tôi.
f- Tôi thấy mình thực tế, thẳng thắn và “cứng đầu”.

THÍCH QUAN HỆ XÃ HỘI

a- Tôi thích những hoạt động có thể giúp người khác như dạy học, cấp cứu, cung cấp thông tin.
b- Tôi không thích làm việc ở nơi chỉ có máy móc, dụng cụ hay động vật.
c- Tôi có khả năng trong các lĩnh vực giảng dạy, chữa trị, phát triển và thông tin.
d- Tôi không có nhiều khả năng trong việc sử dụng dụng cụ, máy móc hay làm việc với động vật.
e- Các vấn đề xã hội là quan trọng đối với tôi.
f- Tôi thấy mình thân thiện, có trách nhiệm và hay giúp đỡ.

THÍCH ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU

a- Tôi thích những hoạt động liên quan đến sự quan sát, tư duy, nghiên cứu chính xác để giải quyết các vấn đề khoa học và toán học.
b- Tôi không có khuynh hướng lãnh đạo, buôn bán hay thuyết phục người khác. Tôi có khả năng giải quyết các vấn đề toán, khoa học, xã hội.
c- Tôi không có khả năng trong việc tổ chức và thuyết phục người khác.
d- Bổ sung những kiến thức về cuộc sống là điều quan trọng đối với tôi.
e- Tôi thấy mình có óc phân tích, bình luận và tài trí.

CÓ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP

a- Tôi thích lãnh đạo, buôn bán, thuyết phục người khác kiếm tiền hay đáp ứng những mục tiêu của một tổ chức.
b- Tôi thường trách những hoạt động đòi hỏi sự quan sát cẩn thận và suy nghĩ khoa học.
c- Tôi có khả năng lãnh đạo và thuyết phục mọi người.
d- Tôi không có nhiều khả năng toán và khoa học.
e- Thành công trong việc quản lý và buôn bán là quan trọng với tôi.
f- Tôi thấy mình năng động, tham vọng và thích quan hệ xã hội.

NGHỆ SĨ

a- Tôi thích những hoạt động cho phép tôi bày tỏ ý tưởng và cảm xúc một cách sáng tạo như trong nghệ thuật, kịch, mỹ nghệ, múa, nhạc, viết.
b- Tôi thường trách những hoạt động mang tính lặp lại hay tính kỹ luật cao.
c- Tôi có khả năng sáng tạo nghệ thuật mà tôi có thể sử dụng trong các lĩnh vực như kịch, nhạc, nghệ thuật.
d- Tôi không có nhiều khả năng trong công việc thư ký hay kế toán
e- Nghệ thuật sáng tạo là quan trọng với tôi.
f- Tôi thấy mình có khả năng biểu cảm, độc đáo và độc lập.

TUÂN THEO CÁC QUY ƯỚC XÃ HỘI

a- Tôi thích làm việc với những con số hay máy móc trong một cách trật tự cố định.
b- Tôi không thích những hoạt động có vẻ mơ hồ, không có cấu trúc cố định.
c- Tôi có khả năng kinh doanh , thư ký, tính toán. Tôi có thể sử dụng chúng để viết báo cáo, làm việc với những con số một cách trật tự, hệ thống.
d- Tôi không có nhiều khả năng sáng tạo nghệ thuật.
e- Tôi đánh giá cao sự thành công trong công danh.
f- Tôi thấy mình tận tâm, cẩn thận, có trật tự.

Bảng trả lời và cho điểm

Tên : Ngày, tháng
Thực tế Xã hội
A. A.
B. B.
C. C.
D. D.
E. E.
F. F.
Tổng cộng : Tổng cộng :
Điều tra, Nghiên cứu Khởi nghiệp
A. A.
B. B.
C. C.
D. D.
E. E.
F. F.
Tổng cộng : Tổng cộng :
Nghệ sĩ Quy củ
A. A.
B. B.
C. C.
D. D.
E. E.
F. F.
Tổng cộng : Tổng cộng :
Loại nào mà bạn có nhiều điển nhất ?
Bạn gần giống với loại nào nhất ?
Hay có hai loại ngang điểm nhau ? Tốt thôi. Chỉ cần đọc lại phần miêu tả các loại tính cách và quyết định cái nào “giống” bạn hơn.
(Theo quyển "Những kỹ năng nghề nghiệp bước vào thế kỷ 21" của Lawrence K. Jones, NXB TP. HCM, năm 2000)

NHỮNG KỸ NĂNG CƠ BẢN


NHỮNG KỸ NĂNG CƠ BẢN

Đọc : Có thể nhận ra những sự thật cần thiết (cho công việc), xác định các thông tin trong sách/ sách học, có thể tìm nghĩa của những từ chưa biết, thẩm định độ chính xác của những báo cáo,sử dụng máy tính để tìm thông tin.
Viết : Viết các ý tưởng một cách trọn vẹn, chính xác về văn phạm, chính tả, dấu câu trong các bức thư hay bàn báo cáo.
Biết sử dụng máy vi tính để trao đổi thông tin.
Toán : Sử dụng số, phân số, phần trăm để vgiải quyết vấn đề, sử dụng bảng kê, biểu đồ, đồ thị, sử dụng máy vi tính để nhập liệu, truy cập, thay đổi các thông tin về số liệu.
Nói : Nói một cách rõ ràng; chọn lựa ngôn ngữ , ngữ điệu, cử chỉ phù hợp với người nghe.
Nghe : Lắng nghe cẩn thận những gì người khác nói, chú ý đến ngữ điệu và ngôn ngữ thân thể; trả lời và thể hiện là đã hiểu được vấn đề vừa nghe.

KỸ NĂNG TƯ DUY

Tư duy sáng tạo : Tự do sử dụng trí tưởng tượng, liên kết các ý tưởng và thông tin trong những cách mới; liên kết các ý tưởng có vẻ như không hệ liên hệ với nhau.
Giải quyết vấn đề : Nhận ra vấn đề; xác định tại sao nó lại trở thành một vấn đề; tìm và triển khai cách giải quyết; theo dõi xem cách giải quyết đó hiệu quả đến độ nào; sửa đổi nếu cần thiết.
Ra quyết định : Xác định mục tiêu; vạch ra những con đường đi đến mục tiêu và tập hợp thông tin về chúng; cân nhắc những thuận lợi và khó khăn; chọn con đường tốt nhất; lên kế hoạch để tiến hành.
Hình dung hóa : Tưởng tượng ra một tòa nhà, một hệ thống bằng cách nhìn vào một bản vẽ hay bản thiết kế.

KỸ NĂNG SỐNG TRONG CỘNG ĐỒNG

Giao tiếp xã hội : Thể hiện sự hiểu biết, thân ái và kính trọng những cảm xúc của người khác; khẳng định chính mình, khi cần thiết, quan tâm đến những gì người khác nói; lý do vì sao họ suy nghĩ và hành động như thế.
Điều đình : Xác định mục tiêu chung giữa các “phe” khác nhau; giới thiệu một cách rõ ràng vị trí của bạn; hiểu vị trí của người khác / “phe” khác; xem xét những sự lựa chọn có thể; có những thương lượng hợp lý.
Lãnh đạo : Khuyến khích và thuyết phục người khác; sử dụng một cách tích cực những luật lệ hay giá trị, làm người khác tin tưởng vào bạn vì bạn có khả năng và trung thực.
Hợp tác : Đóng góp những ý tưởng và nổ lực cho đồng đội; hoàn thành phần công việc của chính bạn; khuyến khích các thành viên khác; giải quyết những khác biệt vì lợi ích của tập thể; thách thức một cách có trách nhiệm đối với những thủ tục, chính sách, cách quản lý đang tồn tại.
Thích nghi với sự đa dạng về văn hóa : Hợp tác tốt với những người đến từ các dân tộc khác; nền tảng giáo dục và xã hội khác; hiểu được sự khác biệt văn hóa giữa những “nhóm” khác nhau; giúp mọi người điều chỉnh khi cần thiết.

PHẨM CHẤT CÁ NHÂN

Tự trọng : Hiểu rằng long tin sẽ ảnh hưởng đến cách mà mọi người cảm thấy và hành động, nên “ lắng nghe” và xác định những niềm tin có hại, bất hợp lý nơi bạn và hiểu cách thay đổi chúng khi chúng xảy ra.
Tự kiểm soát : Làm giàu kiến thức và kỹ năng cho bản thân bạn một cách chính xác, vạch ra những mục tiêu cá nhân thực tế và cụ thể; hướng đến mục tiêu.
Trách nhiệm : Làm việc cực lực để đạt đến mục tiêu dù nhiệm vụ là khó khăn; thể hiện tinh thần phục vụ cao, sự trung thực, nhiệt huyết và lạc quan.
(Trích quyển "Những kỹ năng nghề nghiệp bước vào thế kỷ 21"của Lawrence K. Jones. NXB TP.HCM, năm 2000)

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2008

Ngày 20 tháng 11 năm 2008



NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 2008 CÓ GÌ LẠ?


CÔNG TY CỔ PHẦN VINAWIN SẼ PHỐI HỢP VỚI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH TỔ CHỨC "TUẦN LỄ TÔN VINH NHÀ GIÁO VIỆT NAM" TỪ NGÀY 15/11/2008 ĐẾN NGÀY 16/11/2008 TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA QUẬN 5 TP. HCM.

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2008

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VÀ ƯỚC MUỐN TRONG ĐỜI


ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VÀ ƯỚC MUỐN TRONG ĐỜI

Bước 1
Bạn đọc các câu hỏi dưới đây. Đánh dấu 7 câu quan trọng nhất đối với bạn:
Cảm thấy đã phát huy hết tiềm năng của mình
Làm điều có giá trị hoặc phục vụ tận tâm
Là bậc cha mẹ thành công
Được kính trọng nơi làm việc và trong gia đình
Có cuộc đời thanh bình không gặp rắc rối
Đi du lịch thế giới/Châu Á/ trong nước
Có thật nhiều niềm vui
Không hối tiếc gì trong đời
Có tình yêu và người đồng hành
Kiếm thật nhiều tiền
Làm việc ở nước ngoài
Không bị ai ra lệnh
Là người bạn đời thành công
Làm những gì tin rằng đó là bổn phận của mình
Giúp người kém may mắn hơn mình
Trở thành một chuyên gia giỏi mọi người công nhận
Có quyền lực trên người khác
Trở nên rất nổi tiếng
Những điều khác

Bước 2

Bạn ghi chú làm cách nào bạn có thể điều chỉnh cuộc đời để bảo đảm đạt tới những nhu cầu và ước muốn đó.
Sắp xếp 7 câu trên theo thứ tự quan trọng nhất (1) đến ít quan trọng nhất (7).
1.
2.
3.
4
5.
6.
7.
Hãy ghi nhớ những điều này khi tìm kiếm một công việc lý tưởng cho mình

Bước 3

Bạn liệt kê những việc nên làm và những việc không nên làm và kể từ đó bạn cần tuân thủ những điều đó để bạn có thể đạt được những nhu cầu và ước muốn nêu trên.
(Theo 35 bước chọn nghề, Tuấn Hưng biên dịch, NXB Trẻ, 2001)

ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA BẠN


ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA BẠN

Điều quan trọng là cần phải xác định mục tiêu nghề nghiệp chuyên môn thật rõ ràng. Càng xác định chắc chắn nơi bạn muốn đến thì bạn có nhiều khả năng đạt được mục tiêu.
Xác định mục tiêu của bạn
Viết ra các ý tưởng là một cách hay để tìm câu trả lời cho những câu hỏi khó; việc ghi chép lại các ý tưởng cho phép bạn xem xét các vấn đề một cách sâu sắc và khách quan hơn.
Hãy trả lới những câu hỏi này chậm và chu đáo. Chúng sẽ bắt đều tạo nên một “lộ trình” nghề nghiệp – giúp bạn định hướng nghề nghiệp chuyên môn phù hợp nhất với mình. Các câu hỏi được thiết kế để giúp bạn về phương hướng hoàn thành các nghiên cứu và tìm kiếm việc làm của bạn dựa trên các mục tiêu, mối quan tâm và thành tích học tập.
Hãy trung thực với chính mình, không có câu trả lời đúng hay sai cho những câu hỏi sau. Hãy ghi nhớ, những câu trả lời này dành cho bạn: Không cần ai khác phải xem chúng trừ khi bạn yêu cầu họ.
Khi làm bài tập này, bạn có thể tập trung vào những mục tiêu nghề nghiệp lâu dài cho mười hoặc hai mươi năm tới. Hoặc bạn có thể suy nghĩ về những kế hoạch trước mắt. Thậm chí bạn thấy rằng mình có nhiều mục tiêu nghề nghiệp chuyên môn.
Nế`u bạn chưa tốt nghiệp, bạn có thể cần phải xem lại các câu trả lời của mình một vài tháng sau khi ra trường để xác định xem liệu các mục tiêu nghề nghiệp của bạn có thay đổi hay không và thay đổi như thế nào.
Về bạn
Sở thích hay mối quan tâm của bạn là gì?
Khi bạn nói chuyện với bạn bè hoặc ở gia đình, những chủ đề thảo luận ưa thích của bạn là gì?
Loại tạp chí hay báo nào bạn thích đọc nhất? Những chủ đề nào thường được những ấn phẩm đó đề cặp đến?
Những công việc mà mọi người cho là bạn làm tốt là gì? Ví dụ, “Việt có` đôi tay khéo; Thành giỏi tính toán?”
Những chủ đề nào làm bạn bị cuốn hút, làm bạn quên hết thời gian?
Đánh giá học vấn
Mục tiêu và kỳ vọng ban đầu của bạn trước khi bắt đầu theo học là gì? Mức độ thành công của bạn như thế nào trong việc hoàn thành chúng?
Bạn đã thay đổi mục tiêu ban đầu nào chưa? Nếu rồi, chúng đã thay đổi như thế nào?
Các môn học bạn ưa thích là gì và tại sao? Bạn thấy những môn học đó giúp chuẩn bị cho nghề nghiệp của bạn sau này như thế nào?
Bạn thấy cần được đào tạo thêm gì để đạt được vị trí bạn muốn?
Mục tiêu và kỳ vọng về nghề nghiệp
Những loại công việc nào chắc chắn không hấp dẫn đối với bạn?
Những khía cạnh nào trong các đợt thực tập, công việc hoặc hoạt động tình nguyện trước đây bạn thấy thích nhất? Trả lời câu hỏi này có gợi ra bất kỳ sự lựa chọn nghề nghiệp nào không?
Hình ảnh về nghề nghiệp của bạn đã thay đổi chưa? Như thế nào? Nguyên nhân thay đổi là gì?
Bạn đã thu được những kiến thức và kỹ năng cơ bản gì trong quá trình học tập? Bạn sự kiến sẽ sử dụng và phát triển những kỹ năng này như thế nào? Trong sự nghiệp chuyên môn của mình?
Có nhu cầu về những kỹ năng và kiến thức này ở Việt Nam không? Bạn có biết công việc nào hiện đang có ở Việt Nam mà bạn muốn đảm nhận trong năm hoặc mười năm tới?
Gia đình bạn bè và những người sẽ tuyển dụng có ấn tượng và kỳ vọng gì đối với bạn từ phẩm chất và khả năng hiện có của bạn?
Theo bạn thì bạn cần làm gì để hoàn thành được mục tiêu nghề nghiệp của mình?
Vạch con đường riêng của bạn
Hãy nhìn vào những câu trả lời cho các câu hỏi ở trên. Tìm bất kỳ chủ đề hoặc đề tài nào được lập đi lập lại. Ví dụ, Hạnh phát hiện rằng cô thích viết, sử dụng máy tính và làm việc ngoài văn phòng. Ngược lại Hùng thích tính toán, làm việc trong văn phòng và có nhiều thách thức mới. Hãy viết ra sở thích của bạn trong khung “ Các chủ đề yêu thích hoặc các mối quan tâm”.
Tiếp theo, viết ra các lĩnh vực công việc chung mà những mối quan tâm trên có thể dẫn dắt bạn trong khung “các lĩnh vực công việc có thể làm”. Hạnh có thể liệt kê truyền thông, bán hàng và du lịch/khách sạn như những lĩnh vực công việc có thể làm. Hùng có thể liệt kê kế toán, dịch vụ tài chính và kinh tế học.
Cuối cùng, hãy viết ra vị trí cũ thể nào ở trong lĩnh vực có sức hấp dẫn với bạn trong khung “vi trí công việc”. Bạn muốn chức danh công việc của mình là gì? Ví dụ, Hạnh có thể chọn các vị trí như cán bộ quan hệ công cộng, trưởng phòng bán hành và tiếp thị hoặc lập trình viên. Hùng có thể chọn là nhân viên ngân hàng, kiểm toán viên, hoặc nhân viên thống kê.
Sau khi hoàn thành sơ đồ, bạn có thể “trộn và kết hợp” các lĩnh vực, ngành và vị trí công việc phù hợp với các tiêu chí mà bạn xây dựng trong phần các chủ đề và mối quan tâm ưa thích. Ví dụ Hạnh cũa chúng ta có thể là cán bộ quan hệ công cộng trong một tập đoàn khách sạn quốc tế. Hùng có thể là nhân viên kiểm toán cho một ngân hàng hoặc nhân viên thống kê cho một công ty quan hệ công cộng. Một lựa chọn nghề khác nữa cho mỗi bạn là làm lập trình viên cho một công ty tư vấn tư nhân hoặc cán bộ phụ trách bán hàng và tiếp thị cho một công ty IT. Sau khi bạn đã xác định được các yếu tố cấu thành, có rất nhiều sự kết hợp về nghề nghiệp có thể làm. Đến đây, bạn đã sẵn sàng để đi bước tiếp theo và tìm hiểu có gì dành cho bạn trong lĩnh vực mà bạn quan tâm. Hãy nhớ, thật cẩn thận và chu đáo khi tìm hiểu công việc. Hãy ghi nhớ các mục tiêu nghề nghiệp chuyên môn lâu dài.

Tóm lại gồm có các bước như sau:
Bước 1: Ghi ra các chủ đề ưa thích hoặc mối quan tâm, ví dụ Viết, máy tính, làm việc ở bên ngoài…
Bước 2: Ghi ra các lĩnh vực công việc có thể làm, ví dụ truyền thông, bán hàng, du lịch/khách sạn…
Bước 3: Ghi ra các ngành ưa thích, ví dụ IT, khách sạn quốc tế, Cty tư vấn tư nhân…
Bước 4: Ghi ra vị trí công việc, ví dụ Cán bộ quan hệ công cộng, trưởng phòng bàn hàng/ tiếp thị, lập trình viên..
Bước 5: Thiết lập quan hệ với các tổ chức thuộc các lĩnh vực mà mình quan tâm
Bước 6: Thu thập thông tin có trong trường đại học và từ các cơ quan chuyên môn, các thư viện, từ tư vấn của giáo viên, các tổ chức quốc tế, tư nhân hoặc phi lợi nhuận.
Bước 7: Viết một bản lý lịch đẹp (CV)
(Trích từ Hướng nghiệp Viet Nam, Career Guide, NXB VH-TT 2001)

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2008

Người hiệu quả cao


Nguyên tắc hoàn thành COCA


Cân đối bánh xe cuộc sống của bạn


Các loại tính cách con người

Tất cả chúng ta sinh ra đều có tính khí riêng; đó là bản chất tính cách chúng ta. Bốn tính khí cơ bản được quan sát và mô tả hàng thế kỷ nay. Trong thế kỷ này, hệ thống nổi tiếng nhất để mô tả tính cách là hệ thống phân loại Myer-Briggs, bao gồm 16 loại tính cách.
Làm việc với hệ thống đó, nhà tâm lý học David Keirsey đã nhóm 16 loại thành 4 loại sau khi quyết định rằng 4 loại này trong số 16 loại kia có nhiều điểm chung với nhau hơn là 12 loại còn lại. Ông gọi những nhóm này là nhóm Người bảo vệ (Guadians), Người lý trí (Rationalists), Người Nghệ sĩ (Artisans) và Người Lý tưởng (Idealist). Có thể thay những tên này bằng những tên khác có thể mô tả 4 tính cách một cách đồng bộ hơn. Chúng tôi gọi 4 loại tính cách đó là Người bảo thủ (Preservers), Người chiến lược (Strategists), Người độc lập (Mavericks) và Người Nhiệt huyết (Energizers). Đối với từng nhóm tính cách này, sẽ rất có ích cho nhà quản lý để biết không chỉ tính cách đó là như thế nào, cách ghi nhận nào được mỗi nhóm mong muốn, mà còn biết cách đối xử cho mỗi loại tính cách khác nhau như thế nào.Các loại tính cách và cách khen thưởng



Training Journal, 06/1997
ACT Education - www.act.edu.vn

7 bí quyết chọn nghề


7 bí quyết chọn nghề

Nếu bạn đang trong giai đoạn lựa chọn nghề nghiệp hay công việc, hãy tham khảo những bí quyết chọn nghề sau đây. 1. Bạn giỏi nhất ở lĩnh vực nào?
Hãy liệt kê danh sách những kỹ năng, khả năng và kinh nghiệm của mình, sau đó tự suy ngẫm xem mình mạnh nhất ở lĩnh vực nào. Hãy phân biệt đâu là khả năng thông thường, chẳng hạn như: đánh máy nhanh, viết lách rõ ràng, dễ hiểu và đâu là những kỹ năng nghề nghiệp.
2. Điều gì hấp dẫn bạn trong công việc?
Tự tay mình viết ra những sở thích của mình. Mình thích công việc liên quan đến máy tính, lập trình? Mình thích làm nhiếp ảnh gia? Mình thích những công việc không gò bó thời gian và sử dụng nhiều óc sáng tạo? Hoặc mình có thích kinh doanh không? Mình thích làm công tác xã hội, giúp đỡ người khác? Hãy cân nhắc tất cả những sở thích sẵn có của bạn trước khi đi đến lựa chọn cuối cùng cho nghề nghiệp.
3. Mục tiêu tài chính của bạn?
Nếu bạn đặt ra mục tiêu cụ thể là phải kiếm được bao nhiêu tiền khi làm công việc này thì bạn phải tìm hiểu và cân nhắc để nắm được mức lương cũng như thu nhập trước khi quyết định. Mức nào thì mình có thể chấp nhận được? Nhưng nhớ cảnh giác với những thông tin hấp dẫn về mức lương mà coi nhẹ môi trường làm việc và vấn đề an toàn nghề nghiệp đấy nhé!
4. Bạn chấp nhận được trách nhiệm công việc ở mức nào?
Hãy quyết định xem mình là người có thể chịu trách nhiệm đến đâu trong công việc? Mình thích được quyền quyết định và chịu trách nhiệm trực tiếp trước kết quả công việc, hay chẳng thích liên quan gì đến quyền đó mà chỉ tham gia cùng làm công việc, còn việc quyết định đã có người khác lo?
5. Bạn muốn nơi làm việc của mình ở đâu?
Bạn thích làm việc xa nhà hay ở gần, cụ thể là khoảng bao nhiêu cây số? Chỗ làm có gần bến xe không? Điều này đồng nghĩa với việc bạn có ngại đi lại không? Và tất nhiên, danh sách lựa chọn sẽ dài hơn nếu bạn là người năng động và không ngại đi xa. Bạn cũng nên xét đến khả năng phải đi công tác, bạn có chịu đi không?
6. Bạn thích làm việc ở môi trường nào?
Nhận định lại trong đầu xem bạn đã từng làm việc trong môi trường như thế nào, và bạn có hài lòng với môi trường đó không? Nếu chưa hài lòng, hãy đặt ra mục tiêu trước mắt: Bạn sẽ chọn môi trường làm việc yên tĩnh hay ồn ào, sôi động an phận hay cạnh tranh công ty lớn hay là doanh nghiệp nhỏ?
7. Bạn thích làm việc với những kiểu đồng nghiệp nào?
Thái độ của đồng nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và hứng thú làm việc của bạn. Hãy phác thảo những kiểu đồng nghiệp mà bạn thích cộng tác trong công việc. Chẳng hạn, bạn thích người thẳng thắn, năng động hay thân thiện, sẻ chia? bạn thích sếp dễ tính hay cực kỳ nguyên tắc?…
Sau khi cân nhắc, trả lời được 7 câu hỏi trên, bạn có thể chắc chắn đến 90% rằng công việc bạn sắp chọn rất hợp với con người bạn.

Theo Cẩm nang hướng nghiệp

Làm sao để chọn nghề phù hợp


Làm sao để chọn nghề phù hợp Chọn cho mình một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. Không phải ai cũng có thể trả lời được câu hỏi: Làm thế nào chọn được một nghề phù hợp. Chính những nghĩ suy và trăn trở rằng tôi có phù hợp nghề này hay không, tôi có thực sự yêu thích nghề này hay không, nghề này có tương lai hay không… là những vấn đề cần được giải quyết khi bắt đầu quá trình chọn một nghề phù hợp.
Trước nhất, cần phải vượt qua sự tác động của những tư tưởng và quan điểm chưa thực sự đúng đắn và hợp lý khi chọn nghề:
- Chọn nghề theo sự áp đặt của người lớn, người khác.
- Chọn nghề theo chuẩn của nhóm, của bạn bè và của người yêu.
- Chọn nghề may rủi.
- Chọn nghề chỉ ở bậc Đại học.
- Chọn nghề theo “mác”, theo “nhãn”.
- Chọn nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền.
- Chọn nghề “gấp, rút” mà không có sự kiên nhẫn, hy sinh.
- Chọn nghề không nghĩ đến những điều kiện có liên quan như: điều kiện kinh tế cá nhân hoặc gia đình, thời gian học nghề, tuổi thọ của nghề, đầu ra của nghề…
Thứ đến, muốn chọn nghề phù hợp thực sự, cần phải chú ý thực hiện thật tốt các khâu trong quá trình hướng nghiệp. Không thể chờ đợi việc được hướng nghiệp mà bản thân mỗi người phải thực hiện sự tự hướng nghiệp cho chính mình bằng những nỗ lực tốt nhất có thể có của cá nhân.
Để chọn nghề phù hợp nhất thiết mỗi cá nhân cần phải:
1.Tìm hiểu nhiều nhất có thể có về những ngành nghề trong xã hội.
Trong mỗi ngành nghề, ít nhất là phải biết yêu cầu về nghề, triển vọng nghề nghiệp, mức lương, thị trường lao động… Ngoài ra, phải tìm hiểu cả môi trường làm việc, những thách thức nghề nghiệp, những khó khăn và thuận lợi trong nghề nghiệp…
Điều này chỉ được thực hiện khi cá nhân tìm được hoặc tiếp cận được bảng họa đồ nghề hoặc chí ít là những thông tin cần thiết về nghề qua một hướng dẫn nào đó:
- Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề.
- Nội dung và tính chất lao động của nghề.
- Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề.
- Những chống chỉ định y học.
- Những điều kiện đảm bảo cho người lao động khi làm nghề.
- Những nơi có thể học nghề.
- Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề.
Bên cạnh đó, việc quan tâm và tìm hiểu thật kỹ về dấu hiệu cơ bản của nghề là điều quan trọng. Nhất thiết, muốn chọn nghề phù hợp thì mỗi cá nhân phải tìm hiểu về đối tượng lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động.
2.Tìm hiểu về chính bản thân mình để hướng đến việc tìm nghề phù hợp.
Phải trả lời thật chính xác những câu hỏi cơ bản nhất về chính mình cũng như những vấn đề tâm lý có liên quan: Tôi là ai, tôi cần gì và muốn gì, hạnh phúc với tôi là gì… Tất cả những câu hỏi này được thực hiện một cách nghiêm túc nhằm bước đầu định hướng cho việc tìm hiểu bản thân và để xác lập định hướng cuộc sống của chính mình.
Nhất thiết phải đánh giá thật chính xác về phẩm chất nhân cách và năng lực của mình. Việc tìm hiểu về năng lực của cá nhân như chỉ số IQ, CQ, EQ hay những khả năng cụ thể khác như sắc giác, chú ý (sức tập trung, sức phân phối…), quan sát, tư duy không gian, trí nhớ sơ đồ, tưởng tượng sáng tạo, ngôn ngữ… là những yêu cầu tối quan trọng. Điều này có thể thực thi thông qua một số bài tập, một số trắc nghiệm. Tuy vậy, điều quan trọng không kém là phải xác định thực sự được khả năng học tập và khả năng thi tuyển của cá nhân. Khả năng này là khả năng triển vọng chứ không phải là điểm số thực tế học tập. Đôi lúc, phải có ước mơ, phải có nỗ lực và sự kiên nhẫn chờ đợi, rèn luyện…
Tìm hiểu những đặc điểm tính cách, khí chất… của cá nhân cũng là một việc làm không kém phần quan trọng. Cá nhân phải biết mình là người có khí chấc cách như : Biết kiềm chế, trung thực, bảo mật, gan dạ, dũng cảm, cẩn thận… để hướng đến những nghề phù hợp trong lược đồ.
Chính cá nhân phải xác lập cho mình một suy nghĩ thật sự nghiêm túc: nghề mình yêu thích và những nghề có thể chấp nhận khi không có điều kiện lựa chọn cho bản thân.
Việc tìm hiểu chính bản thân về phương diện năng lực và phẩm chất sẽ giúp cá nhân so sánh chính mình với yêu cầu của lược đồ nghề nghiệp để chọn nghề hoặc chọn nhóm nghề phù hợp nhất. Lưu ý rằng đây phải là chọn nhóm nghề chứ không chỉ là chọn khối thi.
Bản thân người chọn nghề muốn tìm đến sự phù hợp cao nhất có thể có là không thể tự thân vận động đơn độc mà rất cần có sự hỗ trợ của một số chuyên viên tư vấn hướng nghiệp hoặc một số người thực sự có kinh nghiệm hướng nghiệp – chọn nghề.
Bên cạnh đó, nên tranh thủ nhiều nhất những điều kiện đang có để tìm hiểu thêm thực tế nghề nghiệp qua một số cá nhân đang làm nghề, tham quan thực tế nghề nghiệp, “thử “ đến về nghề… để có những định hướng hợp lý nhất và có thể điều chỉnh khi phù hợp. Chính 3 khâu: nhận thức về nghề, thái độ về nghề và xu hướng hành vi về nghề sẽ quyện chặt vào nhau và giúp cá nhân chọn nghề đúng đắn nhất, thích hợp nhất.
Chọn nghề phù hợp đòi hỏi nhiều yêu cầu khác nhưng nếu thực hiện được bước đầu những yêu cầu trên thì việc chọn nghề sẽ giảm thêm được nữa sự cảm tính, sự tổn hao của cá nhân – xã hội. Quan trọng nhất là người chọn nghề tự tin, thoải m ái và chắc nịch tuyên bố ngầm rằng: Mình sẽ và phải làm tốt lựa chọn của mình! Sự phù hợp chỉ là trên lý thuyết nếu như cá nhân chọn nghề không tích cực họat động và trải nghiệm. Không thể có sự phù hợp khi chọn nghề nếu như cá nhân không biết định hướng và có ý chí.
Theo Cẩm nang hướng nghiệp

Định hướng nghề nghiệp tương lai sao cho đúng?


Định hướng nghề nghiệp tương lai sao cho đúng?

Ðể định hướng đúng, trước hết bạn cần trả lời được ba câu hỏi: Những thiên hướng và điều quan tâm thực sự của bạn trong cuộc sống là gì? Công việc có mang lại cho bạn lợi ích tài chính hay không? Khả năng thành công của bạn khi thực hiện công việc đó như thế nào? Thông thường, ngành học tại trường quyết định nghề nghiệp sau này của bạn. Tuy nhiên, thực tế này giờ đây đã thay đổi do ngành nghề phong phú hơn, khoa học - kỹ thuật có nhiều bước đột phá hơn, những yêu cầu công việc đa dạng hơn. Một người học ngành tài chính sau này có thể làm chuyên viên nhân sự, một kỹ sư cơ khí có thể làm chuyên viên thiết kế web, một cử nhân văn chương có thể làm du lịch... và rất nhiều người thật sự làm tốt công việc nhờ biết khai thác những khả năng tiềm ẩn của mình.

Như vậy, làm thế nào để có định hướng nghề nghiệp cho đúng ?
Phát hiện thiên hướng cá nhân

Nhiều sinh viên không biết rõ mong muốn của bản thân mình là gì, trong khi quãng đời sinh viên là khoảng thời gian có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống và sự trưởng thành của họ sau này. Không ít người chọn ngành học không phải vì sự quan tâm hay niềm đam mê cá nhân mà do sự tác động của người thân, vì áp lực về địa vị xã hội, vì trào lưu chung..., đến khi gặp khó khăn trong tìm việc, họ trở nên hoang mang. Theo các chuyên gia, nếu gặp một công việc trái nghề, đừng nên từ chối vì cứ phải tìm một việc đúng như những gì đã học là điều khó và không cần thiết. Quan trọng là chứng minh được với nhà tuyển dụng mức độ quan tâm của bạn với công việc và thiên hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Ðồng ý với những quan niệm này, Lê Hồng Minh, tốt nghiệp Khoa công nghệ thông tin Trường ÐH Bách khoa, hiện giờ là phiên dịch cho giám đốc hãng Scintech, cho rằng: "Ðừng bỏ qua cơ hội khi nhận thấy mình có khả năng phát triển trong một lĩnh vực nào đó, vì điều đó cho thấy mình có thiên hướng vươn lên được dù là trái ngành".

Xem xét lợi ích tài chính

Trong việc chọn ngành học cũng như chọn việc làm, những hứa hẹn về tài chính mà ngành học mang lại luôn được cân nhắc khá kỹ lưỡng. Khi đã xác nhận được thiên hướng cá nhân rồi, cần phải xem xét việc làm đó có mang lại cho bạn nguồn lợi tài chính đáng kể hay không? Suy cho cùng, tiền bạc không chỉ giải quyết được những nhu cầu căn cơ nhất của đời sống mà còn kích thích khả năng làm việc của con người. Một người tốt nghiệp ÐH y sẽ không chấp nhận làm cô nuôi dạy trẻ dù họ có yêu trẻ đến mấy, một người tốt nghiệp ngành kỹ thuật sẽ không làm nhân viên cửa hàng xe gắn máy... Về vấn đề này, Lê Ngọc Lan, tốt nghiệp ÐH Mỹ thuật, hiện là nhân viên Công ty TNHH In Quảng cáo Eagle, có cái nhìn thiết thực hơn: "Bạn bè tôi rủ về quê làm, nhưng chưa thể được vì ở đó không có đất để "diễn", điều này cũng đồng nghĩa là nguồn thu nhập sẽ thấp. Năm năm đèn sách tốn kém, giờ không thể ăn bám ba mẹ nữa, phải làm ra tiền trước đã". Tóm lại, cân nhắc về lợi ích tài chính và xem xét sự tương quan giữa ngành học và tính chất công việc là điều cần làm.

Lường trước mức độ thành công

Cách đây hơn hai năm, nhóm sinh viên Trương Hồng, Nguyễn Hữu Dũng, Lê Văn Quang, tốt nghiệp Trường Cao đẳng bán công Marketing, hùn vốn mở cơ sở in và phá sản sau đó ba tháng. Nguyên nhân chính được rút ra là không lường trước được tính phức tạp của chuyện làm ăn, kiến thức đã học chưa đi sát với thực tế. "Chấp nhận làm việc không đúng với ngành đã học cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận sự cạnh tranh từ những đồng nghiệp khác vốn có chuyên môn cao trong ngành. Cho nên, trước khi vào cuộc, cũng nên tự đánh giá mình có thể thành công với việc đó hay không" - Trương Hồng nhìn nhận.

Thế nào là thành công?

Ông Trịnh Thế Hiệp, một chuyên viên tư vấn nhân sự, lý giải một cách đơn giản: Thành công tức là làm được và làm tốt công việc. Rõ ràng, trong các ngành đặc thù như luật, y, cơ khí..., những ai thiếu chuyên môn chắc chắn sẽ bị thua thiệt so với những người khác. Còn đối với các ngành liên quan đến hành chính, văn phòng, thư ký... mọi người dường như có sự bình đẳng nhau dù ở mức độ nhập môn hay đã thâm niên trong nghề. Ông Nguyễn Chiến Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh Scansia Pacific, khẳng định: “Bằng cấp và phỏng vấn chỉ là những công cụ tuyển dụng. Ðiều doanh nghiệp cần nhất ở nhân viên là hiệu quả công việc. Cho nên, cố gắng khai thác khả năng cá nhân và luôn hết mình vì công việc, thành công sẽ đến”.
Theo Forum VL

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2008

Giúp con định hướng nghề nghiệp


Lớn lên con làm gì?
Rất nhiều phụ huynh quan niệm rằng trẻ con còn nhỏ thì biết gì về tương lai xa xôi mà hướng dẫn, giải thích. Có nói trước mai mốt chắc gì nó làm được. Lo những chuyện trước mắt còn chưa xong nữa, lấy gì... Và vì vậy, nhiều gia đình đã bỏ qua một vai trò hết sức quan trọng của mình là tạo điều kiện cho con bộc lộ tối đa những xu hướng cá nhân; hướng dẫn, giúp con định hướng con đường sẽ đi trong tương lai và chuẩn bị những hành trang tốt nhất để đi trên con đường đó.
Đường đời cũng luôn có nhiều vòng xoay, có lắm ngã ba, ngã tư. Người lớn mỗi khi tham gia giao thông đều biết nên chọn con đường ngắn nhất, dễ đi nhất để đi từ nhà đến cơ quan hay từ cơ quan về nhà, chỉ đơn giản là nhờ họ luôn biết trước điểm đến. Vậy mà với cuộc đời của con cái, nhiều người để mặc cho con tự mày mò, mất phương hướng hoặc để mặc cho hoàn cảnh đưa đẩy, để con thử và sai nhiều lần theo “quy luật hên – xui”...
Con cái luôn là tài sản quý giá của cha mẹ nên cha mẹ nào cũng muốn bảo bọc con. Trước hết là cho con ăn ngon mặc đẹp, khỏe mạnh, quần áo, đồ chơi không thua kém mọi người. Sau nữa là học hành giỏi giang, điểm cao, hạng cao, mỗi năm đều lên lớp. Từ đó mà đã có nhiều đứa trẻ bị cha mẹ lo lắng cho là “không bình thường” khi có những ý nghĩ “cao siêu” quá.
Như lời chị Minh tâm sự với chuyên viên tư vấn tâm lý học đường về bé Hiền - con chị: “Mới học lớp 6, con nhà nghèo, mà cứ “mai mốt lớn lên con học Đại học Harvard, làm giống Bill Gates”. Tôi chỉ cầu cho nó lên lớp mỗi năm, đừng có lưu ban là mừng rồi. Không biết nó có bị sao không nữa?!”. Một trường hợp khác cũng bị cha mẹ “mách” giống như vậy khi em này học lớp 8 mà “dám” phát biểu một câu: “Lớn lên, con sẽ học và làm trong ngành xây dựng để xây nhà từ dưới đất xây lên chứ không có xây từ sân thượng xây xuống như người ta đang làm bây giờ!”.
Những ước mơ trên đúng ra phải làm cho các bậc cha mẹ vui mừng hơn là lo lắng mới phải. Thay vì chỉ trích, cười cợt hoặc phê phán con, có lẽ chị Minh hay một ai đó, hãy dành thời gian giải thích cho con trẻ hiểu, làm thế nào để có thể đến được đích, cần chuẩn bị gì ngay từ bây giờ để đạt được nó trong tương lai. Hãy giúp trẻ nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão và xây dựng niềm tin vào bản thân.
Giúp con, chứ đừng làm thay!
Giúp con định chọn nghề nghiệp yêu thích tốt hơn là ép vào một nghề mà chúng không thích
“Em nản quá, chỉ muốn bỏ nhà đi thôi!”. Đó là tâm sự của T.L., đang chuẩn bị thi đại học. Em thích thể thao, muốn được làm một huấn luyện viên nhưng ba em không thích. Ba em có một người bạn thân rất giỏi trong ngành kiến trúc, bác ấy lại nói chuyện rất hay, cuộc sống của bác rất thành đạt. Và ba muốn sau này em cũng được như bác ấy. Nhưng em thi kiến trúc hai lần rồi không đậu. Suốt ngày cứ bị mẹ cằn nhằn, ba chê bai, thất vọng về em. Lần này mà em thi không xong nữa thì không biết có sống nổi trong nhà không?
L. đã viết những dòng tâm sự này trong email gửi cho một thầy giáo cũ. Thầy cũng có một người con, là bạn học với em trước đây ở cấp 2. Lúc nhỏ, người bạn đó cũng từng mơ ước lớn lên làm tài xế vì rất thích xe hơi. Nhưng nhờ được ba giải thích rõ ràng là muốn có xe đẹp, chạy nhanh, thì phải biết làm ra xe hơi. Và thầy giáo của L. đã mua cho con những quyển sách về xe rất đẹp và hay.
Năm học lớp 10, thầy còn dám cho bạn của L. đi học sửa xe, trong khi các bạn khác bù đầu học thêm các môn khác. Bây giờ, người bạn đó đã là sinh viên năm thứ 2 của Trường Đại học Bách khoa. Và L. vẫn thường ganh tị với bạn về tất cả những điều đó. Không biết ba mẹ của L. sẽ suy nghĩ gì khi đọc được những lời tâm sự trên của em? Mong sao họ sẽ suy nghĩ lại: “Hãy giúp con chọn một nghề - chọn một lối sống trong tương lai”.
Theo Lê Linh Trang

Người Lao động

8 Bước giúp định hướng nghề nghiệp


8 Bước giúp định hướng nghề nghiệp
Ở tuổi 16 ai cũng mong ước mình may mắn biết khởi nghiệp ở lĩnh vực gì khi trưởng thành. Tuy nhiên đến tuổi khởi nghiệp, có thể bạn vẫn loay hoay không biết đâu là đam mê công việc thực sự. Không phải ai rơi vào tình huống này đều đã hết hy vọng bởi có rất nhiều người gặp phải bài toán sự nghiệp hóc búa thế này.
Lời giải bài toán là không nên đánh mất thời gian quý báu trong sự nghiệp mà bạn không hề tâm huyết, mà nên vực lại sức sống con người thật của bạn với những gì bạn say mê bằng cách
1. Truy lại sở thích thời thơ ấuThông thường sở thích nghề nghiệp được hình thành khi còn rất nhỏ. Hãy nhớ lại những sở thích và mối quan tâm khi còn bé. Khi đó ước mơ nghề nghiệp của bạn là gì?
2. Xác định sở thích chính
Giá trị thực sự của bạn mới là các yếu tố góp phần hình thành giá trị nghề nghiệp lý tưởng nhất mà bạn luôn yêu thích. Hãy xác định những mối quan tâm quan trọng đối với bạn. Yếu tố thời gian? Tính sáng tạo? Lịch công tác? Sở thích làm việc độc lập? Thích tự quản lý? Bạn nên lập một danh sách tất cả các yếu tố, khía cạnh bạn yêu thích và mong muốn trong sự nghiệp của mình.
3. Phân tích các yếu tố.
Dựa vào các câu hỏi sau bạn có thể phân tích các yếu tố quyết định cho sự nghiệp của bạn. Hiện tại bạn đang tìm kiếm điểm khác biệt hay mong muốn công việc của mình mang giá trị đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội bạn đang sống? Yếu tố tinh thần nào chi phối ước muốn nghề nghiệp của bạn? Làm thế nào bạn nhận ra bản thân có ảnh hưởng đến những thay đổi tích cực?
4. Tìm hiểu thực tế.
Thực tế nhiều người cảm thấy bế tắc trên con đường khởi nghiệp của mình bởi thiếu kiến thức về xu hướng và triển vọng nghề nghiệp. Để cải thiện, bạn có thể tham khảo các bài báo cáo về xu hướng, lĩnh vực nghề nghiệp trên Internet, hệ thống báo đài, đặt câu hỏi, năng tìm hiểu, và ghi chú lại các thông tin hữu ích.
5. Tranh thủ thực tập.
Cách tốt nhất để tiếp cận và phát triển nghề nghiệp bạn yêu thích là tham gia tập sự. Bạn nên tranh thủ các kỳ nghỉ để “tầm sư học đạo”. Bạn có thể tham gia tình nguyện viên hoặc những công việc thời vụ ở các lĩnh vực nghề nghiệp ưa thích.
6.Hành động theo sở thích.
Công việc ưa thích nào khiến bạn sẵn sàng đảm nhận mà không cần nhận lương? Việc nào làm bạn thấy vui nhất? Nấu ăn? Ca hát? Sáng tác văn chương? Hay phát minh? Bạn hoàn toàn có thể tạo nghiệp từ những sở thích – đây mới thực sự là niềm đam mê nghề nghiệp mà bạn đang tìm kiếm.
7. Kiểm tra hướng nghiệp.
Bạn nên tìm đến các đơn vị tư vấn nghề nghiệp để thực hiện đánh giá tổng quát về khuynh hướng nghề nghiệp của bạn. Hiện nay có rất nhiều bài đánh giá. Tối thiểu bạn nên thực hiện bài đánh giá về đặc điểm nhân cách và các giá trị công việc.
8. Gạt bỏ những giá trị sai lạc.
Làm việc ở lĩnh vực không yêu thích có thể khiến bạn dần thích ứng với hệ thống các giá trị và hành vi hoàn toàn đi ngược với lòng tự trọng và thái độ tự tin của bạn trong khi đây lại là hai yếu tố cần thiết giúp bạn có một quyết định sáng suốt cho bản thân. Bạn nên gạt bỏ những hệ thống giá trị sai lạc hoặc tiêu cực như “Tôi không thể thực hiện việc đó”, “Tôi không đủ thông minh”, “Anh/chị phải có nhiều kinh nghiệm mới có thể kham nổi công việc này”, và nhìn nhận các giá trị đích thực của bạn, đó mới là niềm đam mê của bạn.
Bạn hãy ghi nhớ rằng kỹ năng có thể được học hỏi nhưng niềm đam mê mới chính là bản thân bạn. Thực tế bạn có thể thực hiện bất cứ việc gì bạn muốn và quyết tâm. Ngạn ngữ có câu “Tiền sẽ đến với những ai yêu thích công việc của mình”. Quả thật đây là một lời khuyên chí lý. Tóm lại, bắt tay vào việc bạn mới nhận thấy công việc có ý nghĩa như thế nào, tuy nhiên nếu thật sự yêu thích thì những cố gắng của bạn sẽ là nguồn đầu tư giá trị cho tương lai tươi sáng nhất của bạn.

(Theo Yahoo)

TRẮC NGHIỆM: KHÁM PHÁ NGHỀ NGHIỆP PHÙ HỢP QUA TÍNH CÁCH CỦA BẠN


Vì sao Bill Gates trở thành ông chủ của tập đoàn Microsoft khổng lồ mà không phải là một kiến trúc sư hay một nhà giáo? Vì sao Đặng Thái Sơn là nghệ sĩ đàn dương cầm nổi tiếng mà không phải là một doanh nhân? Vì sao Ernest Hemingway là nhà văn với những kiệt tác bất hủ mà không phải là một nhà khoa học? Hẳn bạn sẽ trả lời ngay “Vì họ có tài năng thiên bẩm trong những lĩnh vực này.” Chính xác như thế. Thế nhưng, bạn có biết chính tính cách là một trong những yếu tố quan trọng quyết định nghề nghiệp phù hợp của mỗi con người?
Bạn có muốn biết mình thuộc típ người nào và nghề nghiệp nào phù hợp với bạn nhất không? Mời bạn tham gia bài trắc nghiệm sau:
Hãy trả lời trung thực từng câu hỏi bằng cách chọn một câu duy nhất trong từng cặp câu trả lời mô tả đúng nhất về bạn. Hãy trả lời như chính con người thật của bạn, đừng chọn câu trả lời mà bạn muốn hay phải như vậy.
1. Nếu mô tả về mình, bạn là người:
a. Nói nhiều hơn là nghe người khác nói.
b. Lắng nghe người khác nhiều hơn là nói.
c. Chú ý các tiểu tiết.
d. Chú ý bức tranh toàn cảnh và những việc có thể xảy ra.
e. Quyết định mọi việc rất khách quan.
f. Quyết định mọi việc theo giá trị riêng của chúng và cảm nhận của bạn.
g. Thực hiện đúng kế hoạch đặt ra, không muốn thay đổi.
h. Linh hoạt khi thực hiện các kế hoạch.
2. Trong những buổi họp mặt hay tranh luận cùng bạn bè, bạn …
a. Thích là tâm điểm của sự chú ý.
b. Cảm thấy thoải mái khi ở một mình.
c. Thích những giải pháp thực tế.
d. Thích những ý tưởng sáng tạo.
e. Thường tranh luận cho vui.
f. Cố gắng tránh tất cả tranh luận và đối đầu.
g. Rất chú trọng đến thời gian và luôn đúng giờ.
h. Ít quan tâm đến thời gian và thường trễ hẹn.
3. Quan điểm sống của bạn là …
a. Hành động trước khi suy nghĩ.
b. Suy nghĩ thật “chín” trước khi hành động.
c. Chỉ tin vào kinh nghiệm thực tế.
d. Chỉ tin vào bản năng mà thôi.
e. Xem trọng tính trung thực và công bằng.
f. Xem trọng sự hòa thuận và tình thương.
g. Làm việc trước, chơi sau.
h. Chơi trước và làm việc sau.
4. Trong công việc, bạn …
a. Thích “đóng vai chính”.
b. Thích “ẩn mình” sau “hậu trường”.
c. Chú ý mọi chi tiết và nhớ tất cả sự việc.
d. Chỉ chú ý những điều mới lạ.
e. Nguồn động viên chính là thành tích đạt được.
f. Cảm thấy “ấm lòng” vì sự công nhận của sếp.
g. Quyết định mọi việc khá dễ dàng.
h. Có thể ra quyết định khá khó khăn.
5. Nhìn chung bạn có khuynh hướng …
a. Thoải mái và nhiệt tình.
b. Độc lập và kín đáo.
c. Có óc thực tế - thấy điều cụ thể trước mắt.
d. Có óc sáng tạo – thấy điều có thể làm được.
e. Bị thuyết phục bởi những lập luận có lý.
f. Bị thuyết phục bởi cảm giác của bản thân.
g. Chỉ cảm thấy thoải mái khi mọi việc đã có kế hoạch rõ ràng.
h. Thích tự do và ứng biến tùy lúc.
Đến đây, hãy thống kê câu trả lời của bạn!
Ví dụ:
Bạn đã trả lời như sa

Câu trả lời a b c d e f g h
Số lần 2 3 4 1 3 2 3 2

* Chọn ra 4 câu bạn đã trả lời nhiều lần nhất:
· Bạn chọn 3 lần Câu b: Bạn là người hướng nội - Introvert.
· Bạn chọn 4 lần Câu c: Bạn là người nhạy bén, sắc sảo - Sensor.
· Bạn chọn 3 lần Câu e: Bạn hành động thiên về lý trí - Thinker.
· Bạn chọn 3 lần Câu g: Bạn rất quy củ và quyết đoán - Judger.
* Vậy bạn là típ người ISTJ (xem bảng sau để biết nghề nghiệp phù hợp với bạn).
Khám phá xem bạn thuộc típ người nào nhé!
Câu a: bạn thuộc típ người hướng ngoại (Extrovert).
*Bạn rất năng động và là người của xã hội, bạn quan tâm đến mọi việc xảy ra xung quanh mình.
Câu b: bạn thuộc típ người hướng nội (Introvert).
*Bạn rất kín đáo và cẩn thận. Bạn giao tiếp không nhiều lắm nhưng nội dung giao tiếp thật sâu sắc.
Câu c: bạn là người nhạy bén, sắc sảo (Sensor).
*Bạn thường chú ý đến tất cả sự việc và tiểu tiết xung quanh.
Câu d: bạn là người có trực giác mạnh (Intuitive).
*Bạn quan tâm đến mối quan hệ giữa các sự việc. Bạn là người giàu tưởng tượng và sáng tạo.
Câu e: bạn là người thiên về lý trí (Thinker).
*Bạn quyết định mọi việc rất khách quan và không dựa theo quan điểm cá nhân.
Câu f: bạn là người thiên về cảm tính (Feeler).
*Bạn thường dựa trên các tiêu chuẩn cá nhân và cảm giác của mình để quyết định mọi việc.
Câu g: bạn thuộc típ người quy củ và quyết đoán (Judger).
*Bạn thích một môi trường làm việc có tổ chức và ngăn nắp.
Câu h: bạn là người thích quan sát (Perceiver).
*Bạn rất linh hoạt, ham hiểu biết và có một chút tinh thần “nổi loạn”.
Và bây giờ hãy khám phá xem nghề nghiệp nào phù hợp với bạn nhất nhé.
ENFJ (Extrovert, Intuitive, Feeler, Judger)
Bạn là người dễcảm thông và độc đáo. Bạn thích làm việc trong môi trường ngăn nắp. Bạnrất có trách nhiệm. Khi làm bất cứ việc gì, bạn thường dồn hết tâm trícủa mình vào đó.*Bạn có thể trở thành một Chuyên viên quảng cáo, Biên tập tạp chí, Nhà sản xuất các chương trình TV, Nhân viên marketing, Nhà văn/Nhà báo.

ENFP (Extrovert, Intuitive, Feeler, Perceiver)
Thật tuyệtvời! Bạn rất thông minh và luôn muốn học hỏi nhiều hơn. Bạn nói khánhiều và là người khá thoải mái. Bạn rất nhiệt tình, có nhiều sángkiến. Bạn thường dễ dàng vượt qua mọi khó khăn.
*Nghề nghiệp phù hợp với bạn: Nhân viên quảng cáo, chuyên viên Phát triển phần mềm, Nhà báo, Nhà thiết kế, Giám đốc sáng tạo.
ENTJ (Extrovert, Intuitive, Thinker, Judger)
Bạn khá thân thiện với mọi người. Tuy nhiên bạn là người rất kiên quyết và thẳng tính. Vì vậy bạn có thể làm tổn thương người khác. Bạn rất quyết đoán và ngăn nắp.
*Bạn có thể trở thành: Giám đốc điều hành, Tư vấn viên, chuyên viên nhà đất, Nhân viên marketing, Nhà phân tích tài chính.
ENTP (Extrovert, Intuitive, Thinker, Perceiver)
Bạn rất có duyên. Mọi người đều thích bạn vì bạn là người thân thiện và thoải mái. Bạn rất sáng tạo, nhưng cũng dễ thay đổi. Khả năng phân tích của bạn khá tốt.
*Bạn nên làm những công việc: Đầu tư ngân hàng, Người viết quảng cáo, Hoạch định chiến lược, Phát thanh viên radio/TV.

ESFJ (Extrovert, Sensor, Feeler, Judger)
Bạn rất năng động và tràn đầy nhiệt huyết. Tuy nhiên bạn khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Bạn là người ngăn nắp và có trách nhiệm. Bạn không thích sự thay đổi.
*Bạn có thể là một chuyên gia kinh doanh Bất động sản, Bác sĩ thú y, Giáo viên, Y tá, Nhân viên kinh doanh, Nhân viên du lịch.
ESFP (Extrovert, Sensor, Feeler, Perceiver)
Bạn khá thoải mái và khôi hài. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi thỉnh thoảng bạn cảm thấy mình hơi bốc đồng nhé! Tuy nhiên bạn rất ham học hỏi. Bạn rất năng động và yêu các hoạt động xã hội.
*Bạn có thể trở thành một Giáo viên mầm non, Bác sĩ chuyên khoa, Bác sĩ thú y, Nha sĩ.
ESTJ (Extrovert, Sensor, Thinker, Judger)
Bạn có khuynh hướng nói thẳng những điều bạn nghĩ. Bạn rất thực tế, khó thay đổi ý kiến và nghiêm túc. Bạn yêu thích tính truyền thống và rất giỏi quyết định mọi chuyện.
*Bạn có thể trở thành Nhân viên kinh doanh, Nhân viên bất động sản, Dược sĩ, Sĩ quan.
ESTP (Extrovert, Sensor, Thinker, Perceiver)
Bạn là người năng động, vui vẻ và quyến rũ nhưng hơi bốc đồng. Bạn thích thử thách và luôn luôn muốn học hỏi thêm nhiều điều mới lạ. Bạn cũng là người hiếu kỳ, điềm đạm và suy nghĩ lôgic.
*Bạn có thể trở thành Nhân viên y tế, Môi giới chứng khoán, Nhân viên bảo hiểm, Kỹ sư, Nhân viên du lịch.

INFJ (Introvert, Intuitive, Feeler, Judger)
Bạn khá sáng tạo và có khả năng làm việc độc lập. Bạn luôn luôn suy nghĩ kĩ trước khi làm bất cứ việc gì. Bạn luôn dành hết đam mê cho những gì mình làm.
*Nghề nghiệp phù hợp với bạn là: Giáo viên, Chuyên viên huấn luyện, Biên tập viên, Giám đốc sáng tạo, Nhà văn.
INFP (Introvert, Intuitive, Feeler, Perceiver)
Bạn khátrầm lặng, kín đáo và tốt bụng. Thỉnh thoảng bạn khá nhạy cảm nên cũngdễ bị tổn thương. Bạn là người sáng tạo, độc đáo và giàu trí tưởngtượng.
*Những nghề thích hợp với bạn: Chuyên gia nhân sự, Nhà nghiên cứu, Nhà tâm lý học, Thông dịch viên, Thủ thư, Thiết kế thời trang, Biên tập viên.
INTJ (Introvert, Intuitive, Thinker, Judger)
Bạn thíchsự độc lập và ngăn nắp. Bạn là người giàu trí tưởng tượng. Bạn có ócphân tích và lôgic. Bạn luôn khát khao nâng cao năng lực và kiến thứccủa mình. Bạn khá thận trọng và kín đáo.
* Những nghề phù hợp với bạn: Nhà văn tự do, Hoạch định truyền thông, Kiến trúc sư, Quản trị mạng, Phát triển phần mềm.
INTP (Introvert, Intuitive, Thinker, Perceiver)
Bạn khá trầm lặng. Bạn có khả năng làm việc độc lập cao. Người khác có thể kể với bạn những bí mật của họ vì bạn là người rất kín đáo. Bạn là người sáng tạo và khéo léo, nhưng bạn cũng hay thay đổi.
*Bạn có thể phát triển nghề nghiệp của mình theo hướng: Chuyên viên phân tích tài chính, Nhà kinh tế học, Nhạc sĩ, Thiết kế Web, Xây dựng chiến lược.

ISFJ (Introvert, Sensor, Feeler, Judger)
Bạn là người cẩn thận, hiền lành và sâu sắc. Bạn làm việc chăm chỉ, có óc tổ chức và kiên quyết. Bạn rất quan tâm đến người khác. Bạn thích cuộc sống ổn định và giúp đỡ người khác.
*Những nghề thích hợp với bạn gồm Thủ thư, Người trang trí nội thất, Chăm sóc khách hàng, Nhân viên kế toán, Giáo viên.
ISFP (Introvert, Sensor, Feeler, Perceiver)
Bạn rất tốt bụng và dễ cảm thông. Bạn là người chu đáo và trung thực. Bạn khá nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương. Tuy nhiên bạn rất dễ thích ứng với sự thay đổi.
*Bạn có thể trở thành Nhân viên thiết kế, Chăm sóc khách hàng, Đầu bếp, Nha sĩ.
ISTJ (Introvert, Sensor, Thinker, Judger)
Bạn là người trầm lặng. Bạn rất cẩn thận, trung thực và tỉ mỉ. Bạn thích sự ổn định, nhưng bạn cũng có thể thích nghi với sự thay đổi. Bạn làm việc chăm chỉ và rất có trách nhiệm.
* Bạn có thể phát triển nghề nghiệp của mình theo hướng: Môi giới bất động sản, Quản lý dữ liệu, Kế toán, Thanh tra xây dựng, Quản lý văn phòng.
ISTP (Introvert, Sensor, Thinker, Perceiver)
Bạn là một người rất thực tế. Bạn thích sự độc lập và yên tĩnh. Đôi lúc bạn cũng bốc đồng. Bạn là người theo chủ nghĩa khách quan và không dễ xúc động.
*Những nghề thích hợp với bạn: Lập trình vi tính, Cảnh sát, Lính cứu hỏa, Dược sĩ.
Bạn biết đấy không có gì là hoàn hảo cả. Nhưng chúng tôi hy vọng bài trắc nghiệm này sẽ giúp bạn khám phá khả năng thật sự của mình. Từ đó bạn sẽ xác định được đâu là công việc phù hợp nhất với bạn để phát triển đúng hướng cho sự nghiệp của mình.
Nguồn: Vietnamworks.com