Thứ Tư, 3 tháng 9, 2008

8 Bước giúp định hướng nghề nghiệp


8 Bước giúp định hướng nghề nghiệp
Ở tuổi 16 ai cũng mong ước mình may mắn biết khởi nghiệp ở lĩnh vực gì khi trưởng thành. Tuy nhiên đến tuổi khởi nghiệp, có thể bạn vẫn loay hoay không biết đâu là đam mê công việc thực sự. Không phải ai rơi vào tình huống này đều đã hết hy vọng bởi có rất nhiều người gặp phải bài toán sự nghiệp hóc búa thế này.
Lời giải bài toán là không nên đánh mất thời gian quý báu trong sự nghiệp mà bạn không hề tâm huyết, mà nên vực lại sức sống con người thật của bạn với những gì bạn say mê bằng cách
1. Truy lại sở thích thời thơ ấuThông thường sở thích nghề nghiệp được hình thành khi còn rất nhỏ. Hãy nhớ lại những sở thích và mối quan tâm khi còn bé. Khi đó ước mơ nghề nghiệp của bạn là gì?
2. Xác định sở thích chính
Giá trị thực sự của bạn mới là các yếu tố góp phần hình thành giá trị nghề nghiệp lý tưởng nhất mà bạn luôn yêu thích. Hãy xác định những mối quan tâm quan trọng đối với bạn. Yếu tố thời gian? Tính sáng tạo? Lịch công tác? Sở thích làm việc độc lập? Thích tự quản lý? Bạn nên lập một danh sách tất cả các yếu tố, khía cạnh bạn yêu thích và mong muốn trong sự nghiệp của mình.
3. Phân tích các yếu tố.
Dựa vào các câu hỏi sau bạn có thể phân tích các yếu tố quyết định cho sự nghiệp của bạn. Hiện tại bạn đang tìm kiếm điểm khác biệt hay mong muốn công việc của mình mang giá trị đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội bạn đang sống? Yếu tố tinh thần nào chi phối ước muốn nghề nghiệp của bạn? Làm thế nào bạn nhận ra bản thân có ảnh hưởng đến những thay đổi tích cực?
4. Tìm hiểu thực tế.
Thực tế nhiều người cảm thấy bế tắc trên con đường khởi nghiệp của mình bởi thiếu kiến thức về xu hướng và triển vọng nghề nghiệp. Để cải thiện, bạn có thể tham khảo các bài báo cáo về xu hướng, lĩnh vực nghề nghiệp trên Internet, hệ thống báo đài, đặt câu hỏi, năng tìm hiểu, và ghi chú lại các thông tin hữu ích.
5. Tranh thủ thực tập.
Cách tốt nhất để tiếp cận và phát triển nghề nghiệp bạn yêu thích là tham gia tập sự. Bạn nên tranh thủ các kỳ nghỉ để “tầm sư học đạo”. Bạn có thể tham gia tình nguyện viên hoặc những công việc thời vụ ở các lĩnh vực nghề nghiệp ưa thích.
6.Hành động theo sở thích.
Công việc ưa thích nào khiến bạn sẵn sàng đảm nhận mà không cần nhận lương? Việc nào làm bạn thấy vui nhất? Nấu ăn? Ca hát? Sáng tác văn chương? Hay phát minh? Bạn hoàn toàn có thể tạo nghiệp từ những sở thích – đây mới thực sự là niềm đam mê nghề nghiệp mà bạn đang tìm kiếm.
7. Kiểm tra hướng nghiệp.
Bạn nên tìm đến các đơn vị tư vấn nghề nghiệp để thực hiện đánh giá tổng quát về khuynh hướng nghề nghiệp của bạn. Hiện nay có rất nhiều bài đánh giá. Tối thiểu bạn nên thực hiện bài đánh giá về đặc điểm nhân cách và các giá trị công việc.
8. Gạt bỏ những giá trị sai lạc.
Làm việc ở lĩnh vực không yêu thích có thể khiến bạn dần thích ứng với hệ thống các giá trị và hành vi hoàn toàn đi ngược với lòng tự trọng và thái độ tự tin của bạn trong khi đây lại là hai yếu tố cần thiết giúp bạn có một quyết định sáng suốt cho bản thân. Bạn nên gạt bỏ những hệ thống giá trị sai lạc hoặc tiêu cực như “Tôi không thể thực hiện việc đó”, “Tôi không đủ thông minh”, “Anh/chị phải có nhiều kinh nghiệm mới có thể kham nổi công việc này”, và nhìn nhận các giá trị đích thực của bạn, đó mới là niềm đam mê của bạn.
Bạn hãy ghi nhớ rằng kỹ năng có thể được học hỏi nhưng niềm đam mê mới chính là bản thân bạn. Thực tế bạn có thể thực hiện bất cứ việc gì bạn muốn và quyết tâm. Ngạn ngữ có câu “Tiền sẽ đến với những ai yêu thích công việc của mình”. Quả thật đây là một lời khuyên chí lý. Tóm lại, bắt tay vào việc bạn mới nhận thấy công việc có ý nghĩa như thế nào, tuy nhiên nếu thật sự yêu thích thì những cố gắng của bạn sẽ là nguồn đầu tư giá trị cho tương lai tươi sáng nhất của bạn.

(Theo Yahoo)

0 nhận xét: