Thứ Tư, 22 tháng 10, 2008

KỸ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ




KỸ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ

Chương nay sẽ giải thích những yếu tố tác động đến việc tự đánh giá bản thânvà sẽ chỉ cho bạn những bước cơ bản để có cách tự đánh giá đúng nghĩa. Bạn nên đọc kỹ phần này và tốt hơn hết là nên thảo luận với một người nào đó.
Bạn chắc hẳn biết rằng nếu bạn đánh giá thấp về chính mình sẽ có ảnh hưởng đến công việc mà bạn chọn? Những người tự đánh giá thấp về khả năng của mình sẽ có xu hướng chọn những nghề phù hợp với khả năng của mình. Ví dụ như một người đánh giá thấp về khả năngcảu mình có thể chọn nghề trợ lý y tá mặc dù họ có khả năng hoặc ước vọng trở thành một y tá hay bác sĩ.
Đánh giá thấp khả năng cùa mình có thể ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện công việc. Bạn chắc chắn đã nhận thấy rõ điều này khi đi học hoặc ở chính bản thân mình. Khi con người cảm thấy thấp kém, họ sẽ giảm bớt động lực làm việc. Họ sẽ khó tập trung vào công việc và vì vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả công việc. Thái độ này có thể ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ với những người xung quanh. Đôi khi có thể dẫn đến những hành động tiêu cực như uống rượu hay ma tuý.
Chính niềm tin của bạn sẽ điều khiển cách bạn cảm nhận hay thái độ của bạn. “Không có điều gì tốt hay xấu cả mà tất cả đều tuỳ thuộc vào cách suy nghĩ của bạn”. Mọi người nên ghi nhớ câu nói này. Để minh họa điều này, hãy lấy ví dụ về những khó khăn trong việc dạy học. Pat, một giáo viên bộ môn xã hội, đã đi dạy được hai năm. Cô luôn tìm cách làm cho bài học thật sinh động đối với học sinh. Hôm nay, cô cố thử một cách dạy khác biệt, một cách học mới mà cô cho rằng sẽ giúp học sinh hứng thú hơn khi học về thể chế của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Nhưng thực tế học sinh bối rối và lẫn lộn nhiều vấn đề. Pat thất vọng nhưng không tự trách mình. Thay vì nghĩ “Tại sao tôi không thể thực hiện tốt được? Tại sao tôi không hiểu được cách này sẽ không hay?” Pat nghĩ “À, tôi thất vọng nhưng tôi sẽ học từ điều này và cố gắng ở lần sau”.
Bạn có thể nhận thấy rằng chính niềm tin của Pat đã tác động đến cách cô cảm nhận. Hãy xem xét kỹ những gì xảy ra với Pat bằng cách dùng tiến trình A –B –C.


Từ ví dụ này, bạn có thể nhận thấy được niềm tin của chúng ta sẽ có ảnh hưởng đến thái độ của chúng ta và cách chúng ta hành động.
Dưới dây là 5 ví dụ về những niềm tin có thể làm chúng ta đánh giá thấp về khả năng của mình.
1. Tôi là một người xấu, không đáng yêu nếu tôi bị người khác từ chối.
2. Tôi là người dở khi tôi hành động yếu ớt hay ngu xuẩn.
3. Tôi phải được những người mà đối với tôi là quan trọng chấp nhận.
4. Tôi không chịu được những điều xấu hay những người khó khăn.
5. Những việc tôi làm đều phải tốt đẹp, nếu không sẽ thật khủng khiếp.
Bạn cần phải học và thực tập những kỹ năng sau :
1. Hiểu được niềm tin sẽ có ảnh hưởng đến cách cảm nhận và hành động như thế nào.
2. Lắng nghe những gì bạn nói với chính bạn để nhận ra được bất cứ niềm tin nào không tốt cho bạn.
3. Hiểu được cách biến đổi những niềm tin tiêu cực có thể xảy ra.
Hãy xem xét hai ví dụ thực tế khác ở nơi làm việc.
Một nhân viên văn phòng luôn giữ thái độ tích cực khi học một chương trình vi tính mới để ứng dụng trong công việc. Khi phạm lỗi lầm trong lúc học chương trình này, người nhân viên không thất vọng và bực tức nghĩ “Tôi có thể quá ngu xuẩn đến thế ư. Tôi sẽ không bao giờ học được đều này. Họ sẽ sa thải tôi”. Thay vì như vậy, người nhân viên nghĩ “Đây là một thách thức với mình. Tôi có thể từ từ học được những kỹ năng mới này. Phạm sai lầm trong học là điều rất tự nhiên”.
Chúng ta hãy trao đổi cùng Jenny Joyner, giám đốc nhân sự của một ngân hàng. Jenny Joyner luôn giữ một thái độ tích cực mặc dù trong công việc cô cũng gặp nhiều thất vọng.
TG : Bạn có cho rằng khả năng tự đánh giá mình là quan trọng không?
Jenny : Trong công việc bạn phải làm việc với nhiều người – công chúng, người quản lý hay đồng nghiệp trong văn phòng. Nếu bạn không giữ một thái độ tích cực về chính mình hay về cuộc sống, bạn sẽ không theo đuổi được mục tiêucông việc của mình. Nếu bạn tự tin thì những người khác cũng tin tưởng vào bạn.
Điều này cũng không có nghĩa là đôi khi bạn không cảm thấy những quyết định của mình còn thấp kém quá. Nhưng trong những trường hợp đó, bạn phải biết cách nói “Được rồi, tất cả đều ở phía sau, chúng ta hãy tiếp tục”.
TG : Bạn có cách nào để luôn giữ cho mình không tụt lùi?
Jenny : Hãy nói chuyện với chính mình. Bạn phải luôn nhớ về những điều tốt mình đã làm hay những công việc mà bạn đã hoàn thành tốt đẹp. hãy luôn tích cực và thực tế trong cách nghĩ.
Với James Benton, như đã đề cập trước đây anh đã làm việc ở Holiday Inn International và không nhìn thấy được từ thuở nhỏ. Nah phải đương đầu với bao nhiêu khó khăn, thất vọng. Anh nói : “Chúng ta thường chỉ nhìn vào những điều nhỏ nhặt làm chúng ta bực bội để than phiền. Còn biết bao nhiêu điều tốt khác cần chúng ta phải tập trung vào”. James có cái nhìn rất lạc quan và thực tế cuộc sống. Anh luôn rất tự tin. Anh chấp nhận thực tế và tự hào về mình. Mặc dù anh gặp nhiều thất vọng trong cuộc sống nhưng anh không để những thất vọng làm anh chùn bước. Anh luôn tự tin và niềm tin chính là chiếc chìa khoá.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG GIÚP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Hãy làm cho một người nào đó cảm thấy vui về chính họ ngày hôm nay và bạn cũng sẽ cảm thấy vui vẻ hơn. Hãy cười vui về điều đó!
2. Hãy cố gắng lắng nghe trong vài ngày những gì mọi người nói về chính mình. Sauk hi thu thập được những lời đánh giá, hãy phân tích xem có bao nhiêu người nói về những điều tiêu cực và tích cực. Và cuối cùng hãy viết về những phản ứng của bạn đối với những người này.
3. Hãy cùng với các bạn trong lớp suy nghĩ và thảo luận về những câu nói giúp khuyến khích, động viên bạn. Có thể viết vào những mẫu giấyvà dán quanh tường hay tặng cho bạn mình đúng vào lúc họ cần sự động viên.
Các hoạt động sử dụng “tiến trình A – B – C”
1. Tiến trình A – B – C có thể giúp bạn biết được niềm tin (B) của mình về các sự kiện (A) có ảnh hưởng như thế nào đến thái độ và hành động của bạn (C). Hãy lấy một tờ giấy và chia ra 3 cột : (A) : Các sự việc xảy đến với bạn; (B) : Niềm tin của bạn về những gì đã xảy ra; (C) : Thái độ và hành động của bạn (ví dụ như khóc hay bỏ chạy).
Bạn hãy điền đầy đủ vào các cột này một khi bạn gặp phải những cảm xúc mạnh mẽ. Nhờ vậy, bạn sẽ biết niềm tin của bạn có ảnh hưởng đến thái độ và hành động của bạn như thế nào.
2. Luyện tập thể dục đều đặn sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn nếu bạn thường gặp phải những cảm xúc mạnh như stress, bực tức hay hồi hộp.
3. Nếu bạn thường xuyên gặp phải những cảm giác mặc cảm, tự đánh giá thấp về mình, hãy nói chuyện với ba mẹ của bạn để được giúp đỡ. Làm việc chăm chỉ có thể giúp bạnvượt qua được những cảm giác bi quan.
Theo "Những kỹ năng nghề nghiệp bước vào thế kỷ 21" của Lawrence K. Jones, NXB TPHCM, 2000.

0 nhận xét: