Thứ Tư, 15 tháng 10, 2008

Kỹ năng tư duy


KỸ NĂNG TƯ DUY

Bản chất của công việc đang thay đổi khá nhanh. Trước đây, ở nơi làm việc thường có một ông chủ và mọi người thực hiện mệnh lệnh của ông ta. Ngày nay, những công việc được thữc hiện bởi một tập thể. Công việc của người quản lý là tổ chức một tập thể. Mọi người trong tập thể đó làm việc để tạo nên sản phẩm và dịch vụ tốt nhất với giá thấp nhất. Điều đó có nghĩa là mọi thành viên phải là người giải quyết vấn đề; ra quyết định và sáng tạo ý tưởng.
Dù bạn là người quản lý hay người được quản lý, bạn cần có kỹ năng tư duy - kỹ năng tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề và hình dung hoá. Bạn phải nhận ra và định nghĩa vấn đề, tìm cách giải quyết, nghĩ ra cách hoạt động tốt hơn, nghĩ ra các sản phẩm và dịch vụ mới.
Trong chương này, các bạn sẽ tìm hiểu về các kỹ năng tư duy này; cách mà chúng được sử dụng ở nơi làm việc và cách phát triển chúng.

KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO

Các kỹ năng này rất quan trọng . Mọi người làm việc đều cần hai kỹ năng sau:
1. Sử dụng kỹ năng tưởng tượng một cách tự do; phối hợp các ý tưởng, thông tin trong những cách nói.
2. Kết nối các ý tưởng dường như không liên hệ nhau.
Chúng ta sẽ cùng gặp gỡ nhân vật phải thường xuyên sử dụng kỹ năng sáng tạo trong công việc.
David Klinge là một phó chủ tịch ngân hàng và giám đốc bộ phận bất động sản. Một trong những nhiệm vụ chính của anh là vạch kế hoạch cho vay cho những công ty xây dựng toà nhà làm văn phòng, trung tâm mua sắm…
Tiền có thể cho vay trong nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, một công ty muốn vay để xây sân vận động. Ngân hàng có thể cho vay; khi công trình hoàn tất và thời hạn cho vay hết, nợ ngân hàng sẽ được trả. Nhưng tiền ở đâu ra để công ty trả nợ ngân hàng. Đó là công việc của David; anh phải có cách tư duy sáng tạo sắp xếp những thứ rối rắm này với nhau; để ngân hàng có thể cho vay.
Patricia Judd và Ireland Stantin là hai giáo viên ở trung tâm chăm sóc trẻ Campus. Công việc chăm sóc trẻ đòi hỏi họ phải có kỹ năng tư duy sáng tạo.
Patty : Chúng tôi cố gắng một tuần có một ngày dành cho một ý tưởng mới; nghĩ về một chủ đề có ý nghĩa giáo dục nào đó.
Ireland : Đó là sự chia sẻ, lòng tự trọng và làm việc cùng nhau.
TG : Một đề tài mà các bạn thực hiện gần đây?
Ireland : Chúng tôi làm bánh nhân táo cho bọn trẻ. Bọn trẻ thực sự đã tham gai vào công việc này. Chính các em đã trộn bột, đường và hương liệu.
TG : Bọn trẻ đã học được điều gì từ những hoạt động như thế ?
Patty : Chia sẻ và làm việc cùng nhau.
NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐỂ NÂNG CAO TƯ DUY SÁNG TẠO

1. Giả làm khách hàng để ăn cắp hàng là chuyện đau đầu của nhiều chủ cửa hàng. Lập một kế hoạch để một cửa hàng đối phó với chuyện này. Có thể tham khảo một ý kiến một người chủ cửa hàng để xem kế hoạch của bạn có những ưu khuyết nào.
2. Sáng tạo một trò chơi để nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn.
3. Dành một buổi để đến nơi làm việc với “ người lớn” nếu có thể. Quan sát công việc và những đặc điểm chính của nó? Người làm việc phải đối mặt với những vấn đề gì ? Họ giải quyết chúng ra sao? Họ sử dụng các “kỹ năng” tư duy sáng tạo như thế nào ? Tóm tắt lại chuyến viếng thăm của bạn và giới thiệu với bạn bè.
4. Giữ một nhật ký hàng tuần về những ý tưởng sáng tạo của bạn. Hàng tuần, ghi nhanh bất cứ vấn đề nào mà bạn bắt gặp ở môi trường xung quanh bạn.
5. Cố gắng nghĩ ra một cách giải quyết đơn giản cho vấn đề này cứ sau chin tuần; đọc lại nhật ký và quyết định một hay hai vấn đề mà bạn thích và “ muốn đi sâu tìm hiểu” đâu là điểm mạnh và điểm yếu trong cách giải quyết vấn đề của bạn.
6. Tạo một tư liệu tham khảo gồm những bài viết(sách, báo) về cách giải quyết vấn đề (khoảng 10 bài).
7. “Phát minh” một món ăn mới. Viết một thực đơn bao gồm tất cả thành phần và lượng. Bạn gặp phải vấn đề gì khi làm món ăn mới ? Đâu là cách giải quyết của bạn.
8. Sáng tạo một sản phẩm mới cho những người đồng lứa với bạn. Đó có thể là bất cứ sản phẩm nào : một kiểu quần Jean mới, một hương liệu mới cho nước uống; một loại kẹo mới… Mang sản phẩm mẫu giới thiệu với những người bạn. Tại sao sẽ có người muốn mua sản phẩm của bạn ? Bạn sẽ gặp phải vấn đề gì khi thuyết phục người khác mua sản phẩm của bạn ( giá, sự cạnh tranh)? Bạn có thể sáng tạo một chương trình quảng cáo cho sản phẩm của bạn.
Trong công việc, bạn phải luôn tỉnh táo để đối mặt với những vấn đề có thể xảy ra. Chẳng hạn, bạn đang điều khiển một cái máy sắp hỏng; hành khách đang trong tình trạng thiếu an toàn. Bạn cần phải có những kỹ năng giải quyết vấn đề sau đây :
1. Nhận ra vấn đề; khoảng cách giữa hiện trạng vấn đềvà tình trạng lẽ ra nó phải có.
2. Xác định nguyên nhân cảu vấn đề.
3. Tạo ra và triển khai một biện pháp giải quyết.
4. Theo dõi xem biện pháp giải quyết của bạn hiệu quả đến đâu và sửa chữa nếu cần thiết.
(Theo quyển "Những kỹ năng nghề nghiệp bước vào thế kỷ 21 của Lawrence K. Jones, NXB TP. HCM, 2000)

0 nhận xét: