Thứ Tư, 22 tháng 10, 2008

NHẬN DẠNG CÁC KỸ NĂNG ĐỘNG CƠ


CÁC KỸ NĂNG ĐỘNG CƠ

“Chọn làm những gì bạn yêu thích”. Tôi đã nghe câu nói này rất nhiều lần khi tôi đặt câu hỏi : “Bạn sẽ khuyên các bạn học sinh những gì tronh việc chọn lựa nghề nghiệp?”. Và câu trả lời là đề tài của chương này: Xác định các kỹ năng mà bạn đặc biệt thích dùng đến – các kỹ năng động cơ của bạn.
Lấy ví dụ, Abelardo Dextré, học sinh trường thiết kế, anh thật sự yêu côngviệc thiết kế. Kỹ năng “động cơ” này đã giúp anh định hướng nghề nghiệp và anh đang theo học để trở thành một kiến trúc sư.
Trong quyển sách này, bạn gặp nhiều người sử dụng các kỹ năng động cơ của mình trong công việc.
Tuy nhiên, không phải mọi người đều có may mắn sử dụng các kỹ năng mà mình yêu thích nhất trong công việc. Có bao nhiêu người có thể kiếm sống được từ việc ca hát? Nhưng họ có thể sử dụng kỹ năng này như là một thú tiêu khiển hay trong các hoạt động tình nguyện. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải biết được các kỹ năng động cơ của mình là gì. Với cách đó, bạn sẽ biết được bạn sẽ hướng dẫn cái gì. Vì vậy, hãy bắt đầu nhận dạng các kỹ năng này.

NHẬN DẠNG CÁC KỸ NĂNG ĐỘNG CƠ

Để bắt đầu, chúng ta hãy gặp Summer Ibrahim. Cô đã khám phá được các kỹ năng động cơ của mình và thật sự hài lòng với kết quả tìm được. Tham khảo thêm “khám phá các kỹ năng” ở phần sau.
Summer dựa trên những thành công của mình trong quá khứ để nhận biết các kỹ năng động cơ của mình. Ví dụ như, cô đã cùng với nhóm bạn của mình biểu diễn ca hát rất thành công trong một viện dưỡng lão.
Khi phân tích thành công này, cô đã nhận ra được các kỹ năng mà cô dùng đến như :
- Biểu diễn trước khán giả.
- Ca hát hay chơi một nhạc cụ.
- Trả lời rất nồng nhiệt.
- Hiểu được cảm xúc của người khác.
- Làm việc theo nhóm.
- Giúp đỡ người bệnh tật.
- Nói chuyện thân mật với mọi người.
Summer rất thích thú sử dụng các kỹ năng này. Đây là các kỹ năng động cơ của cô. Và với những hiểu biết này, cô sẽ dể dàng định hướng nghề nghiệp cho mình, chẳng hạn như : giáo viên âm nhạc, ca sĩ, y tá, nhân viên tư vấn học đường hay công tác xã hội …

NHỮNG THÀNH CÔNG CỦA BẠN

Để nhận dạng được các kỹ năng động cơ của mình, bạn phải qua 6 bước. Tiến trình này sẽ kéo dài khoảng một giờ và cần ở bạn sự kiên trì và cố gắng.
Nhưng kết quả đạt được cuối cùng sẽ làm bạn hài lòng, bạn sẽ biết được mặt mạnh của công việc mình làm.
Nếu có thể bạn hãy cùng làm chung với bạn bè cũa mình.
Bước 1 : Liệt kê những gì bạn đạt được, những thành công của bạn. Suy nghĩ về những điều đó. Nghĩ về những năm trước và viết lại khoảng 15 – 20 thành tích của bạn. Không quan tâm đến việc người khác nghĩ các điều đó có quan trọng hay không. Điều quan trọng là cách bạn cảm nhận như thế nào. Các thành tựu này có thể liên quan đến trường học, công việc, sở thích, gia đình, câu lạc bộ, thể thao, các trò chơi hay bất cứ điều gì bạn nghĩ.
Bước 2 : Miêu tả lại từng thành tích của bạn. Với mỗi thành tích, hãy nhớ lại những gì đã xảy ra và viết lại những cảm nhận của bạn về thành tích đó.
Nathan chỉ viết : “Giúp mọi người xây một căn nhà tình nghĩa”. Tôi yêu cầu anh viết chi tiết hơn “Tôi đã đi đến một nơi mọi người đang xây nhà. Có rất nhiều cây cối trong sân và tôi đã giúp mọi người chặt cây, dọn dẹp sạch sẽ”.
Bước 3 : Xem lại những thành tích mà bạn đã nêu ra và đánh dấu vào 7 thành tích mà bạn cảm thấy quan trọng nhất đối với bạn.
Bước 4: Sắp xếp thứ tự 7 thành tích này. Đánh số từ 1 đến 7. Thành tích sếp hạng 1 phải là cái quan trọng nhất và cứ thế tiếp tục.
Bước 5 : Bước này có hai phần : (a) bạn miêu tả chi tiết những gì bạn đã làm ở mỗi thành tích và (b) nhận dạng các kỹ năng bạn đã dùng đến để hoàn tất mỗi thành tíchbằng cách áp dụng phần “khám phá các kỹ năng”.
Để bắt đầu, bạn hãy lấy một mảnh giấy và ghi tên mỗi thành tích của mình. Sau đó, miêu tả lại những gì bạn đã làm ở mỗi thành tích. Có các hoạt động gì? Bạn có chơi một nhạc cụ nào không? Hay sử dụng bất cứ dụng cụ riêng biệt nào? Viết? Đọc? Dùng đến toán học?
Không nêu lý do khi làm những hành động này. Chỉ viết lại những gì bạn đã làm.
Nên nhớ phải miêu tả cụ thể để có thể nhận dạng ra các kỹ năng bạn đã dùng đến.
Bây giờ, bạn hãy lấy mảnh giấy mô tả thành tích và nhận dạng các kỹ năng bạn đã dùng đến dựa theo phần “ Khám phá các kỹ năng”. Dựa theo phần này và đánh dấu các kỹ năng bạn đã dùng đến.
Hãy dành thời gian để làm việc này. Chúng quan trọng đối với bạn.

KHÁM PHÁ CÁC KỸ NĂNG

Viết lại các thành tích của bạn và sau đó kiểm tra ở mỗi thành tích bạn đã dùng đến các kỹ năng nào.

CÁC KỸ NĂNG THỰC TẾ

- Huấn luyện thú vật.
- Nuôi thú và trồng cây.
- Giúp đỡ mọi người.
- Dùng đến toán học ở trình độ cao.
- Giải quyết các vấn đề máy móc.
- Bảo vệ người và tài sản.
- Giữ gìn máy móc hay thiết bị.
- Định hướng.
- Khởi động máy móc theo chỉ dẫn.
- Đo đạt và cắt chính xác.
- Sửa chữa lặt vặt.
- Lắp ráp các bộ phận chính xác.
-
CÁC KỸ NĂNG ĐIỀU TRA

- Ứng dụng kiến thức khoa học.
- Lên chương trình máy vi tính.
Nghiên cứu.
Đo đạt chính xác.
Quan sát mọi người, dữ liệu hay mọi vật.
Dùng biểu tượng, con số hay công thức.
Dùng ngôn ngữ khoa học hay kỹ thuật.
Theo các hướng dẫn kỹ thuật.
Kiểm định giả thiết hay ý kiến.
Kết hợp các ý kiến theo một cách mới.
Đọc hay viết các báo cáo khoa học.
Thu thập dữ liệu khoa học.
So sánh dữ liệu.
Phân tích các vấn đề.
Phân loại các đề tài.

CÁC KỸ NĂNG NGHỆ THUẬT

Sử dụng chính xác ngôn ngữ và ngữ pháp.
Biên tập.
Chụp ảnh.
Ứng dụng màu sắc, không gian và hình dạng.
Sơn, điêu khắc hay thiết kế.
Tạo hình.
Sử dụng tối đa vốn từ vựng.
Sáng tác các câu chuyện, vở kịch hay thơ.
Sử dụng các dụng cụ như bàn cọ, viết.
Tạo ra các tác phẩm nghệ thuật.
Trình diễn trước đám đông.
Khám phá, sáng tạo các ý tưởng mới.
Trình bày suy nghĩ và cảm xúc.
Dạy âm nhạc, đóng kịch hay khiêu vũ.
Ca hát hay chơi một nhạc cụ.
Sáng tác âm nhạc.
Trình diễn.

CÁC KỸ NĂNG XÃ HỘI

Khuyên bảo người khác.
Lắng nghe chăm chú và chính xác.
Trả lời lịch sự và ân cần.
Phỏng vấn người khác.
Thấu hiểu cảm xúc của người khác.
Dạy hay chỉ dẫn.
Làm việc theo nhóm.
Phục vụ tận tình.
Giúp đỡ người bệnh tật.
Giúp đỡ người già, trẻ em hay người tàn tật.
Thương thuyết với mọi người.
Hướng dẫn một trò chơi hay môn thể thao.

CÁC KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP

Bán các sản phẩm hay dịch vụ.
Kết hợp các sự kiện.
Tạo nguồn vốn.
Tổ chức hội hợp.
Nói chuyện với một nhóm nhỏ hay nhóm lớn.
Nhìn thấy vấn đề và giải quyết.
Tính toán giá mua hàng.
Giúp khách hàng quyết định.
Nói hay viết rõ ràng.
Lập kế hoạch để đạt được mục tiêu.
Khuyến khích mọi người.
Quyết định đúng đắn, hợp lý.
Thương thuyết để đạt kết quả tốt nhất.
Làm trung gian giữa các cá nhân hay các nhóm.
Thuyết phục mọi người hay khích lệ một ý kiến.
Hiểu và nói được một ngoại ngữ.
CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN
Quyết định dựa trên các nguyên tắc.
Tính toán chính xác.
Sao chép các số liệu chính xác.
Theo đúng các bước chỉ dẫn.
Biết cách sử dụng các máy văn phòng.
Theo đúng các chỉ dẫn chi tiết.
Biết phân loại giấy tờ.
Phát hiện sai lầm ở các thông tin được ghi nhận.
Lưu trữ thông tin.
Thu và quản lý tiền.
Ghi nhớ thông tin chi tiết.
Đọc lại.
Quan hệ tốt với mọi người.
Thực hiện các công việc hằng nhày.
Bước 6 : Đọc qua tất cả các kỹ năng bạn đã chọn và tự hỏi “Có phải kỹ năng này mình thích sử dụng đến?”. “Kỹ năng này mình đã dùng đến nhiều hơn một lần phải không?”. Nếu bạn trả lời “Có” hãy đánh dấu bằng mực đỏ. Những kỹ năng đặc biệt lưu ý này là các kỹ năng động cơ của bạn.
Khi bạn đã kiểm tra hết các kỹ năng, bạn sẽ nhận biết được các kỹ năng động cơ của mình là gì?
Hầu hết các kỹ năng của bạn thuộc nhóm “Các kỹ năng thực tế” hay “Các kỹ năng nghệ thuật?”. Và bạn có thể dựa vào các thông tin này để xác định nghề nghiệp phù hợp với mình.
Bài tập này phần nào giúp bạn định hướng nghề nghiệp cho chính mình.
Chú ý :
Bài tập này cũng có vài hạn chế :
- Có không ít các kỹ năng mọi người thích dùngđến nhưng lại không có thời gian hay cơ hội để học.
Ví dụ như một người sống ở thành phố thì dường như không có cơ hội để học các kỹ năng lái máy cày. Một người sống trong một gia đình giàu co thì sẽ có nhiều cơ hội học tập các kỹ năng hơn một người sống trong gia đình nghèo khổ. Hay nói cách khác, có thể có các kỹ năng trong phần “khám phá các kỹ năng” bạn thật sự thích dùng đến một khi bạn học được các kỹ năng này. Hãy đọc kỹ lại danh sách các kỹ năng và khoanh tròn các kỹ năng mà bạn nghĩ rằng bạn thích đọc.
- Đôi khi yếu tố xã hội cũng gây trở ngại cho bạn trong việc học các kỹ năng mà bạn yêu thích. Ví dụ như con gái thường ít khi được khuyến khích học các kỹ năng về khoa học hay toán học và con trai thường cũng không được khuyến khích theo các kỹ năng về nghệ thuật hay chăm sóc người khác. Chính vì vậy, nếu bạn thật sự thích học các kỹ năng nào thì phải cố gắng thực hiện cho được.
- Mọi người thường không nhận ra được mình có kỹ năng nào. Vì vậy nếu có thể, hay cùng với bạn bè hay giáo viên, ba mẹ giúp nhận ra các kỹ năng mình đã dùng đến.

NHỮNG ĐIỀU BẠN CÓ THỂ LÀM

1.Hãy cố gắng làm bài tập sau với một nhóm gồm 4 hay 5 người. Mục đích của bài tập này là giúp mỗi người phát hiện ra các kỹ năng động cơ của mình.
a. Mỗi người chọn ra một thành tích của mình.
Hãy viết tên của thành tích lên một mảnh giấy lớn. Kế đó ghi lại những gì mình đã làm. Ví dụ như, khi tôi 10 tuổi, tôi đã mua một chiếc xe đạp cũ và đã láp ráp lại. Ghi lại hành động “Lắp ráp xe đạp” và dưới tựa đề này, nêu ra : a) sửa yên, b) sơn lại xe, c) thay ruột xe, và d) thử xe.
b. Kế đến một người tình nguyện đứng dậy mô tả thành tích của mình và các kỹ năng mình đã dùng đến.
c. Công việc của cả nhóm là nhận ra các kỹ năng mà bạn mình không đề cập đến. Bạn nên để phần “khám phá các kỹ năng” trước mặt mình để có thể khám phá ra các kỹ năng mới.
2. Hãy hỏi thăm bạn bè hay một người thân của mình về các kỹ năng động cơ của họ. Và yêu cầu họ kể lại các thành tích mà họ có dùng đến các kỹ năng này.
Theo "Những kỹ năng nghề nghiệp bước vào thế kỷ 21" của Lawrence K. Jones, NXB TPHCM, 2000.

0 nhận xét: