Thứ Ba, 9 tháng 9, 2008

ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA BẠN


ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA BẠN

Điều quan trọng là cần phải xác định mục tiêu nghề nghiệp chuyên môn thật rõ ràng. Càng xác định chắc chắn nơi bạn muốn đến thì bạn có nhiều khả năng đạt được mục tiêu.
Xác định mục tiêu của bạn
Viết ra các ý tưởng là một cách hay để tìm câu trả lời cho những câu hỏi khó; việc ghi chép lại các ý tưởng cho phép bạn xem xét các vấn đề một cách sâu sắc và khách quan hơn.
Hãy trả lới những câu hỏi này chậm và chu đáo. Chúng sẽ bắt đều tạo nên một “lộ trình” nghề nghiệp – giúp bạn định hướng nghề nghiệp chuyên môn phù hợp nhất với mình. Các câu hỏi được thiết kế để giúp bạn về phương hướng hoàn thành các nghiên cứu và tìm kiếm việc làm của bạn dựa trên các mục tiêu, mối quan tâm và thành tích học tập.
Hãy trung thực với chính mình, không có câu trả lời đúng hay sai cho những câu hỏi sau. Hãy ghi nhớ, những câu trả lời này dành cho bạn: Không cần ai khác phải xem chúng trừ khi bạn yêu cầu họ.
Khi làm bài tập này, bạn có thể tập trung vào những mục tiêu nghề nghiệp lâu dài cho mười hoặc hai mươi năm tới. Hoặc bạn có thể suy nghĩ về những kế hoạch trước mắt. Thậm chí bạn thấy rằng mình có nhiều mục tiêu nghề nghiệp chuyên môn.
Nế`u bạn chưa tốt nghiệp, bạn có thể cần phải xem lại các câu trả lời của mình một vài tháng sau khi ra trường để xác định xem liệu các mục tiêu nghề nghiệp của bạn có thay đổi hay không và thay đổi như thế nào.
Về bạn
Sở thích hay mối quan tâm của bạn là gì?
Khi bạn nói chuyện với bạn bè hoặc ở gia đình, những chủ đề thảo luận ưa thích của bạn là gì?
Loại tạp chí hay báo nào bạn thích đọc nhất? Những chủ đề nào thường được những ấn phẩm đó đề cặp đến?
Những công việc mà mọi người cho là bạn làm tốt là gì? Ví dụ, “Việt có` đôi tay khéo; Thành giỏi tính toán?”
Những chủ đề nào làm bạn bị cuốn hút, làm bạn quên hết thời gian?
Đánh giá học vấn
Mục tiêu và kỳ vọng ban đầu của bạn trước khi bắt đầu theo học là gì? Mức độ thành công của bạn như thế nào trong việc hoàn thành chúng?
Bạn đã thay đổi mục tiêu ban đầu nào chưa? Nếu rồi, chúng đã thay đổi như thế nào?
Các môn học bạn ưa thích là gì và tại sao? Bạn thấy những môn học đó giúp chuẩn bị cho nghề nghiệp của bạn sau này như thế nào?
Bạn thấy cần được đào tạo thêm gì để đạt được vị trí bạn muốn?
Mục tiêu và kỳ vọng về nghề nghiệp
Những loại công việc nào chắc chắn không hấp dẫn đối với bạn?
Những khía cạnh nào trong các đợt thực tập, công việc hoặc hoạt động tình nguyện trước đây bạn thấy thích nhất? Trả lời câu hỏi này có gợi ra bất kỳ sự lựa chọn nghề nghiệp nào không?
Hình ảnh về nghề nghiệp của bạn đã thay đổi chưa? Như thế nào? Nguyên nhân thay đổi là gì?
Bạn đã thu được những kiến thức và kỹ năng cơ bản gì trong quá trình học tập? Bạn sự kiến sẽ sử dụng và phát triển những kỹ năng này như thế nào? Trong sự nghiệp chuyên môn của mình?
Có nhu cầu về những kỹ năng và kiến thức này ở Việt Nam không? Bạn có biết công việc nào hiện đang có ở Việt Nam mà bạn muốn đảm nhận trong năm hoặc mười năm tới?
Gia đình bạn bè và những người sẽ tuyển dụng có ấn tượng và kỳ vọng gì đối với bạn từ phẩm chất và khả năng hiện có của bạn?
Theo bạn thì bạn cần làm gì để hoàn thành được mục tiêu nghề nghiệp của mình?
Vạch con đường riêng của bạn
Hãy nhìn vào những câu trả lời cho các câu hỏi ở trên. Tìm bất kỳ chủ đề hoặc đề tài nào được lập đi lập lại. Ví dụ, Hạnh phát hiện rằng cô thích viết, sử dụng máy tính và làm việc ngoài văn phòng. Ngược lại Hùng thích tính toán, làm việc trong văn phòng và có nhiều thách thức mới. Hãy viết ra sở thích của bạn trong khung “ Các chủ đề yêu thích hoặc các mối quan tâm”.
Tiếp theo, viết ra các lĩnh vực công việc chung mà những mối quan tâm trên có thể dẫn dắt bạn trong khung “các lĩnh vực công việc có thể làm”. Hạnh có thể liệt kê truyền thông, bán hàng và du lịch/khách sạn như những lĩnh vực công việc có thể làm. Hùng có thể liệt kê kế toán, dịch vụ tài chính và kinh tế học.
Cuối cùng, hãy viết ra vị trí cũ thể nào ở trong lĩnh vực có sức hấp dẫn với bạn trong khung “vi trí công việc”. Bạn muốn chức danh công việc của mình là gì? Ví dụ, Hạnh có thể chọn các vị trí như cán bộ quan hệ công cộng, trưởng phòng bán hành và tiếp thị hoặc lập trình viên. Hùng có thể chọn là nhân viên ngân hàng, kiểm toán viên, hoặc nhân viên thống kê.
Sau khi hoàn thành sơ đồ, bạn có thể “trộn và kết hợp” các lĩnh vực, ngành và vị trí công việc phù hợp với các tiêu chí mà bạn xây dựng trong phần các chủ đề và mối quan tâm ưa thích. Ví dụ Hạnh cũa chúng ta có thể là cán bộ quan hệ công cộng trong một tập đoàn khách sạn quốc tế. Hùng có thể là nhân viên kiểm toán cho một ngân hàng hoặc nhân viên thống kê cho một công ty quan hệ công cộng. Một lựa chọn nghề khác nữa cho mỗi bạn là làm lập trình viên cho một công ty tư vấn tư nhân hoặc cán bộ phụ trách bán hàng và tiếp thị cho một công ty IT. Sau khi bạn đã xác định được các yếu tố cấu thành, có rất nhiều sự kết hợp về nghề nghiệp có thể làm. Đến đây, bạn đã sẵn sàng để đi bước tiếp theo và tìm hiểu có gì dành cho bạn trong lĩnh vực mà bạn quan tâm. Hãy nhớ, thật cẩn thận và chu đáo khi tìm hiểu công việc. Hãy ghi nhớ các mục tiêu nghề nghiệp chuyên môn lâu dài.

Tóm lại gồm có các bước như sau:
Bước 1: Ghi ra các chủ đề ưa thích hoặc mối quan tâm, ví dụ Viết, máy tính, làm việc ở bên ngoài…
Bước 2: Ghi ra các lĩnh vực công việc có thể làm, ví dụ truyền thông, bán hàng, du lịch/khách sạn…
Bước 3: Ghi ra các ngành ưa thích, ví dụ IT, khách sạn quốc tế, Cty tư vấn tư nhân…
Bước 4: Ghi ra vị trí công việc, ví dụ Cán bộ quan hệ công cộng, trưởng phòng bàn hàng/ tiếp thị, lập trình viên..
Bước 5: Thiết lập quan hệ với các tổ chức thuộc các lĩnh vực mà mình quan tâm
Bước 6: Thu thập thông tin có trong trường đại học và từ các cơ quan chuyên môn, các thư viện, từ tư vấn của giáo viên, các tổ chức quốc tế, tư nhân hoặc phi lợi nhuận.
Bước 7: Viết một bản lý lịch đẹp (CV)
(Trích từ Hướng nghiệp Viet Nam, Career Guide, NXB VH-TT 2001)

0 nhận xét: