Thứ Tư, 15 tháng 10, 2008

KỸ NĂNG LẮNG NGHE


KỸ NĂNG LẮNG NGHE

Chỉ có kiến thức về công việc là quan trọng hơn các kỹ năng giao tiếp trong việc dự đoán trước sự thành công của bạn trong công việc. Trong khoảng thời gian mà bạn sử dụng để giao tiếp ở nơi làm việc, nói chiếm 23% thời lượng và nghe chiếm 55%. Sau đây là những kỹ năng nghe mà bạn cần.
1. Lắng nghe cẩn thận những gì người khác nói, chú ý giữ điệu và cử chỉ để hiểu được nội dung và cảm xúc.
2. Trả lời với cách thức thể hiện rằng bạn đã hiểu những gì vừa nghe. Chúng ta sẽ cùng gặp Michell Ward. Bà là một phó chủ tịch ngân hàngvà là giám đốc nhân sự khu vực. Michell phụ trách việc tuyển dụng, thăng tiến, sa thải và trả kương cho nhân viên ngân hàng tại hai bang.
TG : Việc lắng nghe có tầm quan trọng như thế nào trong công việc của chị, MIchell?
Michell : Lắng nghe mọi người là việc quan trọng nhất mà tôi làm trong công việc của mình. Tôi phải lắng nghe chăm chú và cố gắng làm cái gì đó phù hợp với mối quan tâm lớn nhất của người đó. Tôi phải “đi vòng quanh” những thông tin mà họ cung cấpcho tôi và xác định xem họ muốn nói với tôi điều gì. Tôi phải đặt những câu hỏi quan trọng để có những câu trả lời cần thiết.
TG : Chị có sử dụng những “thủ thuật nghe”?
Michell : Tôi sử dụng nhiều “câu hỏi bỏ ngỏ”, chẳng hạn “ Anh có thể nói them về điều đó?”. Có những “thủ thuật” mà tôi thường sử dụng. Chẳng hạn, gật đầu sẽ khuyến khích người khác nói. Tôi đã học cách để không giờ e sợsự im lặng. Tôi cố gắng tạo cho mọi người cảm giác là tôi sẵn sàng nói về bất cứ chuyện gì; không có chuyện gì là “nhảm nhí” nếu họ thực sự muốn nói.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG GIÚP BẠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE

1. Yêu cầu một người bạn chọn cho bạn một đồ vật hay một hoa văn mẫu để vẽ. Bạn không nhìn thấy vật mẫu mà chỉ lắng nghe những hướng dẫn của người đó. So sánh mẫu vẽ của bạn với mẫu gốc. Thực hành vài lần, mỗi lần với một vật mẫu khác.
2. Yêu cầu một người bạn đọc một câu gồm 15 đến 20 từ, đọc to chỉ hai lần. Viết lại câu này theo trí nhớ của bạn và so sánh với câu gốc. Thực hành đến lúc bạn có thể viết được những câu dài hơn một cách chính xác.
3. Chọn một chương trình hài kịch trên tivi và cùng xem với một người bạn. xem xong, tóm tắt kịch bản, đề cập đến các nhân vật chính và vai diễn của họ trong kịch. Yêu cầu người bạn có nhận xét.
4. Yêu cầu một người bạn đọc to một đoạn văn từ một bài báo hay một câu chuyện. Sau đó đặt vài câu hỏi về nội dung cho người bạn này. Thực hành thường xuyên.
5. Lắng nghe một người bạn miêu tả cảm xúc của anh/chịvề một tình huống nào đó. Tóm tắt những cảm xúc đó mà không phán xét.
6. Yêu cầu một người bạn kể lại tất cả những hoạt động của anh/chị ta ngày hôm trước. Lắng nghe cẩn thận và tóm tắt.
7. Yêu cầu một người bạn xem bạn là bác sĩ của anh/chị ta và giải thích những triệu chứng của một căn bệnh tưởng tượng. Lắng nghe và tóm tắt các triệu chứng một cách chính xác.
8. Yêu cầu một người bạn liệt kê 10 đồ vật không có trong nhà. Lắng nghe cẩn thận, sau một phút, lặp lại theo đúng trật tự đã được liệt kê. Hầu hết mọi người đều mắc lỗi khi thực hành bài tập này. Sau đó thực hành bài tập này lần thứ hai. Khi lắng nghe, vẽ nên một bức tranh “ngớ ngẩn” thể hiện sự liên quan giữa đồ vật thứ nhất và đồ vật kế tiếp. Chẳng hạn : 1- muỗng, 1- bàn, 3- điện thoại - tưởng tượng hàng trăm chiếc muỗng đang nhảy múa trên bàn của bạn. Sau đó là cảnh chiếc bàn của bạn đang trả lời điện thoại… Bằng cách này, nhiều ngày sau bạn vẫn còn nhớ đến những danh sách này. Kế đến, cố gắng đưa các từ trừu tượng và danh sách này ( ví dụ : hạnh phúc, đói, sợ hãi).
9. Cùng với một người bạn thảo luận về những đề tài sau : Bộ phim mà bạn thích nhất, chương trình truyền hình, môn thể thao, kỳ nghỉ hè, quyển sách, món ăn, sở thích bạn yêu thích nhất.
10. Cuối một giờ học, tóm tắt những gì đã học bằng miệng và bằng văn viết.
11. Lắng nghe hai sinh viên đang tranh luận về một vấn đề nào đó hay một vấn đề về thế giới. Sau đó tóm tắt những gì hai người nói một cách khách quan.
12. Đã bao nhiêu lần bạn gặp phải tình huống sau : nói với một người mà phát hiện ra rằng họ không hề lắng nghe bạn? Những dấu hiệu thể hiện sự không chú ý này là : không giao tiếp bằng mắt, ngáp, ngắt lời, nhìn vào đồng hồ hay trả lời bằng cách nói về một điều nào khác.

KỸ NĂNG LẮNG NGHE GIÚP XÂY DỰNG TÌNH BẠN

Sau đây là một vài “kỹ thuật lắng nghe” sẽ giúp ích cho bạn.
a- Sử dụng ngôn ngữ thân thể. Đối diện người nói một cách thẳng thắn, hướng về phía trước và có sự giao tiếp thích hợp bằng mắt. Bạn phải làm sao để cơ thể bạn thể hiện là “ Tôi muốn nghe những gì anh nói”.
b- Nhắc lại những ý nghĩ hay cảm xúc mà bạn đang nghe . Điều này chứng tỏ là bạn đang thực sự lắng nghe.
Chẳng hạn bạn có thể trả lời bằng cách nói “ Bạn đã nói là …?” hoặc “ Hình như bạn đang cảm thấy là…?”.
c- Đặt những câu hỏi bỏ ngỏ, những câu hỏi không thể trả lời bằng một, hay hai từ như “có” hay “không”. Một số câu hỏi kiểu như là : “Anh có thể nói thêm về chuyện đó không?”, “Sau đó, anh cảm thấy thế nào?”.
d- Biết cách im lặng. Thỉnh thoảng, chúng ta nên lắng nghe một cách chăm chú và không nói gì cả. điều này giúp người nói tự do diễn đạt mà không có cảm giác bị thúc ép.
Dần dần, khi có kinh nghiệm, bạn sẽ biết khi nào là thích hợpđể sử dụng những kỹ năng này.
(Theo quyển "Những kỹ năng nghề nghiệp bước vào thế kỷ 21" của Lawrence K. Jones, NXB TP. HCM, 2000)

0 nhận xét: